Luật sư nói gì vụ Doanh nghiệp kêu trời… vì bị kháng nghị thiếu cơ sở

(PLO) - Báo Pháp Luật Việt Nam số ra ngày 31/3/2016 đã phản ánh những bức xúc của công ty Cường Thịnh Phát tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai,  bị rơi vào vực thẳm trong 5 năm qua, vì bị dính vào vụ mua hạt điều của đối tác nước ngoài không đúng chất lượng.
Luật sư nói gì vụ  Doanh nghiệp kêu trời… vì bị kháng nghị thiếu cơ sở

Trong suốt thời gian tranh chấp và kéo nhau ra tòa, qua nhiều lần xét xử nhưng phía đối tác không chịu hợp tác và cố tình vắng mặt trong phiên tòa của TANDTP Hồ Chí Minh cũng như tòa cấp cao tại TPHCM.

Công lý đã phán xét công minh cho công ty Cường Thịnh Phát, nhưng vào ngày 7/3/2016 TAND tối cao lại ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2016 KN-DS theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TANDTP Hồ Chí Minh  và phúc thẩm của tòa cấp cao tại TP HCM để xét xử lại.

Như vậy là sự việc tiếp tục vòng vo, tại sao? Theo ông Khuất Hửu Tám Phó giám đốc công ty cho biết: thời gian chưa xảy ra vụ việc , thì công ty làm ăn rất có lãi và tích lũy số tiền hơn 28 tỷ đồng gửi tiết kiệm các ngân hàng, sau khi sự việc bị đối tác nước ngoài mua bán gian lận, thì các sổ tiết kiệm được tập trung về tại Eximbank để mở LC, nếu như tòa cấp sơ thẩm ngay khi thụ lý vụ án yêu cầu Eximbank chuyển về kho bạc nhà nước tạm thời niêm phong thì việc thi hành án rất thuận lợi. 

Vị phó giám đốc này cho rằng: những người đại diện cho công lý của tòa cấp sơ thẩm không áp dụng ngay từ đầu, từ đó khiến công ty chúng tôi bị thiệt hại nghiêm trọng .

Như nội dung số báo trước, chúng tôi đã phân tích vào năm  2011 công tyCường Thịnh Phát (gọi tắt là bên mua) ký hợp đồng mua bán với công ty Mr FarlinCommodities Pte.Ltd ( gọi tắt là bên bán) với số lượng là 1000 tấn hạt điều thô có nguồn gốc từ Ivory Coast  Bờ Biển Ngà, theo phương thức thanh toán  98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày.

Sau khi nhận hàng, bên mua đã kiểm tra lại chất lượng và khối lượng lô hàng tại cảng bốc dỡ Cát Lái (TPHCM) với sự giám định của Vanacontrol TPHCM đã phát hiện lô hàng này không đúng chất lượng. Qua 2 lần cắt mẫu tỉ lệ giám định bình quân quá thấp so với điều kiện để từ chối đã ghi sẵn trong hợp đồng mua bán, bên mua đã nhiều lần liên lạc với bên bán để giải quyết các vấn đề phát sinh nhưng không nhận được bất kỳ sự phản hồi nào của bên bán.

Buộc lòng, công ty Cường Thịnh Phát nộp đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân TPHCM yêu cầu nhận lại lô hàng 1000 tấn hạt điều thô kém phẩm chất. Bên mua không đồng ý thanh toán tiền mua hàng và yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank) tạm ngưng thanh toán cho bên bán cho đến khi có quyết định khác của tòa án với sồ tiền là 1.313.308.85 USD theo L/C trả chậm do Eximbank chi nhánh Đồng Nai phát hành ngày 7/7/2011 theo cam kết của bên mua.

Tại bản án số 356/2014 ngày 7/4/2014 của TANDTPHCM, tòa đã mời các bên có nghĩa vụ liên quan  như Eximbank, ngân hàng Nova nơi mở tín dụng thư của bên bán. Tuy nhiên,  bên bán vẫn vắng mặt và không có ý kiến phản hồi. Tòa đã căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 199 và khoản 3 điều 302 điều 417 của bộ luật Tố tụng Dân sự để tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn. Bản án sơ thẩm quyết định tuyên  hủy hợp đồng mua bán số FAR-COM/RCN/IVC/036/2011ngày 7/6/2011 giữa công ty Farlin và Cường Thịnh Phát, yêu cầu Eximbank Việt Nam không có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng Nova nơi công ty Failin mở tín dụng thư, buộc Eximbank Việt Nam phải hoàn trả cho công ty Cường Thịnh Phát số tiền ký quỹ nói trên và tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm buộc các bên có nghĩa vụ liên quan phải chấp hành đúng trình tự pháp luật qui định. Phía Eximbank kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm  ngày 26/8/2015 của tòa cấp cao tại TPHCM  và VKSND cấp cao không chấp nhận vì trước đó đã xin hoãn 2 lần.

HĐXX đã quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của Eximbank. Vụ việc nói trên đã được cục thi hành án dân sự TPHCM ra nhiều quyết định thi hành án theo yêu cầu của công ty Cường Thịnh Phát với ngân hàng Eximbank. 

Thế nhưng sự việc vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn  vì Eximbank đang đâm đơn kháng nghị giám đốc thẩm nên số tiền ký quỹ của công ty Cường Thịnh Phát  vẫn bị Eximbank chưa  hoàn trả cho khách hàng.

Luật sư Nguyễn Duy Thành trưởng chi nhánh công ty luật hợp danh Phương Đông tại TPHCM  phân tích: Kháng nghị giám đốc thẩm của tòa án tối cao khẳng định việc công ty Cường Thịnh Phát  khởi kiện công ty Farlin giao hàng không đúng phẩm chất theo hợp đồng mua bán đã ký kết là đúng qui định phù hợp với Khoản 3 Điều 13, Điều 39 và Điều 312 Luật Thương mại Việt Nam. Ngược lại, tòa án tối cao lại cho rằng: Cường Thịnh Phát phải thanh toán cho Eximbank theo đúng L/C đã ký kết để Eximbank thanh toán cho ngân hàng Nova, sau đó, Cường Thịnh Phát yêu cầu công  ty Farlin thanh toán dựa trên các căn cứ và nhận định sau: Tòa Tối cao cho rằng: sau khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với L/C, Eximbank đã gửi công văn và các bộ chứng từ cho bên mua và được bên mua xác nhận “đã nhận đủ chứng từ và cam kết thanh toán đủ giá trị đúng hạn “trên cơ sở đó Eximbank đã điện báo chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn của 3 bộ chứng từ cho ngân hàng Nova.

Vấn đề này luật sư Thành cho rằng :Tòa Tối cao đã nhận định và kết luận không đúng thực tế các chứng từ có trong hồ sơ vụ án cụ thể như sau:

Ngày 25/7/, 29/7/và ngày 9/8/2011 Eximbank nhận được bộ chứng từ đòi tiền lô hàng có giá trị 961.813,66USD312.517,11USD, 38,978,08USD đáo hạn ngày 29/9/ và 17/10/2011 từ ngân hàng Nova, ngày 4/8/, 5/8/ và 16/8/2011Eximbank có điện chấp nhận thanh toán cho Nova. Đến ngày 8/8 và 22/8/2011 Eximbank mới bàn giao các bộ chứng từ cho Cường Thịnh Phát. 

Như vậy, Eximbank đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng Nova  trước khi Cường Thịnh Phát nhận được bộ chứng từ.

 “Chẳng khác nào cái cày đi trước con trâu”  về nội dung xác nhận “Cường Thịnh Phát đã nhận đủ chứng từ và cam kết thanh toán đúng hạn như trên “là mẫu đánh máy sẵn do ngân hàng lập, tại thời điểm ký, Cường Thịnh Phát đã yêu cầu bỏ nội dung này,vì hàng hóa chưa được kiểm định thì đại diện ngân hàng không đồng ý, nói rằng đây là mẫu bắt buộc. Luật sư Thành khẳng định: 

Eximbank đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu cho Nova khi chưa bàn giao bộ chứng từ và được sự đồng ý của công ty Cường Thịnh Phát là trái với qui định của pháp luật, tòa Tối cao cho rằng. Cường Thịnh Phát đã ký chập nhận thanh toán nên Eximbank mới điện báo chấp nhận thanh toán là không đúng thực tế. Không đúng trong hồ sơ vụ án.

Vấn đề nữa là tòa Tối cao căn cứ vào UCP 600 để xác định L/C là riêng biệt với hợp đồng mua bán, khi Nova xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C thì Eximbank phải thanh toán vô điều kiện.

Theo luật sư Thành là không phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo điều 15 của hợp đồng mua bán giữa bên mua và bên bán ký ngày 7/6/2011 đã xác định rất rõ luật giải quyết tranh chấp là pháp luật Việt Nam.

Vì hàng hóa được mua tại kho của Cường Thịnh Phát do bên bán giao, nên không thể áp dụng luật quốc  tế để giải quyết.

Khoản 13 Điều 3, Điều 39, Điều 312 Luật Thương mại Việt Nam qui định: Bên bán giao hàng hóa không đúng,không đảm bảo chất lượng thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng,hủy việc thực hiện hợp đồng và không có nghĩa vụ thanh toán.

Như vậy là Cường Thịnh Phát không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho công ty Farlin. Ttrong khi đó, tòa ánTối cao lại  cho rằng: Cường Thịnh Phát phải thanh toán cho Eximbank theo đúng L/C đã ký kết để Eximbank thanh toán cho ngân hàng Nova. Sau đó, Cường Thịnh Phát yêu cầu công ty Farlin thanh toán lại là không đúng qui định.

Vì hiện tại số tiền của Cường Thịnh Phát vẫn nằm trong tài khoản của công ty  mở tại Eximbank,hiện tại công ty chúng tôi chưa thanh toán cho công ty farlin thì lấy cơ sở nào để công ty chúng  tôi kiện đòi công ty Farlin phải thanh toán?

Bà Mai Thị Tuyết Nhung giám đốc Công ty bức xúc như thế và phân tích các vận đơn mà công ty Farlin phát hành hối phiếu đòi nợ khi chưa có đủ chứng từ và hối phiếu không hợp lệ do việc xác định sai ngày vận đơn. (dẫn chứng cụ thể như: thay vì ngày ký vận đơn là ngày 15/7/2011 để làm căn cứ tính ngày đáo hạn. Ngược lại farlin lấy ngày phát hành vận đơn là ngày bốc hàng lên tàu là ngày 1/7/2011 làm căn cứ tính ngày đáo hạn).

Điều này đã vi phạm mục 15 (ngày tháng) mục 45 (thời hạn) của ISBP-681/2007/ICC và vi phạm mục 42C, L/C mà công ty chúng tôi đã mở. 

Từ những cơ sở pháp lý có trong hồ sơ vụ án và những căn cứ đơn cử như trên ,chúng tôi khẳng định rằng: Việc Eximbank đồng ý ký xác nhận 3 hối phiếu không hợp lệ của công ty Farlin nêu trên là vi phạm nghiêm trọng UCP600 và ISBP-681/2007/ICC

Chủ doanh nghiệp tiếp tục kêu cứu…

Sau 5 năm  sự việc tranh chấp hợp đồng mua bán của công ty Cường Thịnh Phát bị công ty Farlin là đối tác nước ngoài gian lận thương mại  1000tấn  hạt điều thô kém chất lượng, sự việc được các cấp tòa đưa ra xét xử đang còn tiếp tục đi lòng vòng mà chưa có hồi kết. Những người thực thi công lý cần phải công tâm nghiên cứu hồ sơ kỹ càng để cán cân công lý phán quyết luôn đứng về người lẽ phải. 

Thủ tướng chính phủ cũng chỉ đạo các cấp chính quyền cần quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gặp khó khăn, tìm các giải pháp để giúp doanh nghiệp kinh doanh ổn định. 

Trong khi đó, công ty chúng tôi luôn chấp hành đúng pháp luật,đã bị đối tác nước ngoài vi phạm hợp đồng mua bán,mang tính chất gian lận thương mại thì chưa có ai đứng ra bảo vệ một cách thấu tình đạt lý.

Trong suốt thời gian 5 năm qua, công ty chúng tôi không có đủ nguồn  vốn để nhập nguyên liệu  như trước đây để tiếp tục sản xuất kinh doanh. 700 công nhân mất việc làm, kho hàng 1000 tấn hạt điều kém phẩm chất đang trong thời kỳ phân hủy nặng, phát tán mùi hôi gây ô nhiễm môi trường trong nhà máy cũng như các hộ dân sinh sống trong khu vực. 

Đồng thời,  công ty chúng tôi mỗi năm đóng hơn 10 tỷ đồng tiền thuế cho nhà nước  và tham gia đóng góp các việc công ích xã hội tại địa phương,năm nào cũng được tuyên dương đơn vị hoàn thành xuất sắc. Sau khi sự việc tranh chấp kéo dài  thì mọi vấn đề thu nhập  và nghĩa vụ bị giảm sút trầm trọng.

Bà Nhung đã gửi đơn kêu cứu đến Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như các cấp lãnh đạo địa phương cần có sự chỉ đạo kịp thời để cứu giúp cho doanh nghiệp chúng tôi được trả lại sự công bằng. Khi doanh nghiệp chúng tôi sống còn, cũng là  góp phần  tạo điều kiện  cho những người lao động trên địa bàn Huyện miền núi Xuân Lộc  có công ăn việc làm ổn định. Kho hàng 1000tấn hạt điều kém phẩm chất, chủ nhân của nó trốn chạy, Cường Thịnh Phát  phải giữ công không và đang phân hủy./.

Đọc thêm