Tỉnh Thái Nguyên “cầm đằng lưỡi” trong dự án nạo vét hồ Núi Cốc

(PLO) - Trong khi Chủ đầu tư chưa đi vào thực hiện dự án , Tỉnh Thái Nguyên đã "ưu ái" Điều chỉnh  bổ sung về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi...
Tỉnh Thái Nguyên “cầm đằng lưỡi” trong dự án nạo vét hồ Núi Cốc
Theo đó Tỉnh Thái Nguyên cho phép nhà đầu tư nạo vét giai đoạn 1(05 năm đầu) khối lượng: 3.028.800 m3; Chủ yếu nạo vét các sản phẩm có đường kính nhỏ hơn 10cm. Dựa vào sự điều chỉnh này Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt doanh nghiệp chỉ gom lấy cát để bán còn bùn, đá, rác thì cho thải trực tiếp xuống lòng hồ!?
Ngày 26/8/2014, Ông Dương Ngọc Long  - Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên ký giấy chứng nhận đầu tư dự án số 1712000 036: Nạo vét lòng hồ Núi Cốc và tận thu các sản phẩm đi kèm cho chủ đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt.
Trải qua hàng loạt các khâu thẩm định dự án, lấy ý kiến của tất cả các Sở liên quan thì dư luận Tỉnh Thái Nguyên vẫn dấy lên câu hỏi Tỉnh Thái Nguyên đang "cầm đằng lưỡi" trong dự án này.
Theo giấy chứng nhận đầu tư 1712000 036 cấp ngày 26/8/2014, Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt sẽ nạo vét và tận thu các sản phẩm dưới lòng hồ Núi Cốc trong vòng 15 năm. Trong đó công suất nạo vét 5 năm đầu là  3.028.800 m3, 10 năm cuối là 7.979.200 m3.
Giấy phép điều chỉnh, bổ sung về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi số 1704/GP-UBND
Giấy phép điều chỉnh, bổ sung về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi số 1704/GP-UBND 

Trong khi Chủ đầu tư chưa đi vào thực hiện dự án , ngày 10/7/2015, Tỉnh Thái Nguyên đã "ưu ái" Điều chỉnh  bổ sung về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Trong đó Tỉnh Thái Nguyên cho phép nhà đầu tư khối lượng nạo vét giai đoạn 1(05 năm đầu): 3.028.800 m3; Chủ yếu nạo vét các sản phẩm có đường kính nhỏ hơn 10cm. . Dựa vào sự điều chỉnh này Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt chỉ gom lấy cát để bán còn bùn, đá, rác thì cho thải trực tiếp xuống lòng hồ.

Ông Phạm Lê Thiệu – Tổng giám đốc công ty Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt cho biết: " Bên Chủ đầu tư bỏ tiền ra cũng phải có bài toán để có nguồn vốn quay vòng. Dự án công ty lập là 101 tỷ,  tổng doanh thu dự án là 900 tỷ, tổng đầu tư cho sản xuất là 853 tỷ. Cả dự án lãi 47 tỷ. Vốn đầu tư như thế nên phải có sản phẩm  bán để quay vòng đầu tư. Do vậy, giai đoạn 1 nhà đầu tư phải tính đến chuyện phải lấy những sản phẩm có hữu ích nhiều trước để bán có vốn rồi thì đưa các máy nghiền vào để đưa các loại kia về để nghiền hết."
Ông Phạm Lê Thiệu – Tổng giám đốc công ty Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt trao đổi với PV PLVN
Ông Phạm Lê Thiệu – Tổng giám đốc công ty Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt trao đổi với PV PLVN 

Về việc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại chỉ gom lấy cát để bán còn bùn,đá, rác thì cho thải trực tiếp xuống lòng hồ mà PLVN đã phản ánh, Ông Phạm Lê Thiệu lý giải: "Những sản phẩm to đấy không phải bên Chủ đầu tư không lấy mà bọn anh đang lấy theo quy trình được Tỉnh Thái Nguyên cấp phép.

Giai đoạn đầu (05 năm đầu) chưa có máy nghiền nếu đưa các sản phẩm to về thì chất đống không có chỗ chứa. Các loại sàng được thiết kế theo dạng các song sắt. Nếu lấy tất cả các đá to ngoài tàu cuốc về thì cái sàng ngoài tàu cuốc chịu được nhưng sàng phân loại cát lại không phân loại được.

Còn phản ảnh thải bùn xuống thì chỉ khi tàu cuốc gặp sự cố hoặc là gặp những Tảng bùn lớn không lọt qua cái sàng 20x40 thì có thể xử lý bỏ lại để lấy sau. Đây chính là nguyên nhân tại sao người dân đi thuyền cũng như phóng viên ghi nhận thấy cảnh tượng hút những vật liệu nhỏ, vật liệu to hơn lại bỏ xuống dưới hồ."

Có thể thấy, Tỉnh Thái Nguyên vô cùng "ưu ái" Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt khi liên tiếp điều chỉnh bổ sung các điều khoản trong Giấy chứng nhận đầu tư. Việc "chiều lòng" Chủ đầu tư đưa Tỉnh Thái Nguyên vào thế bị động, không có bất cứ chế tài để ràng buộc chủ đầu tư phải hoàn thành dự án!?

Trước sự việc, dư luận đăt ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao Tỉnh Thái Nguyên lại chấp thuận điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư "Dự án nạo vét lòng hồ Núi Cốc và tận thu các sản phẩm đi kèm " để doanh nghiệp khai thác các sản phẩm nhỏ có giá trị thương mại trước rồi mới đến mục đích chính là nạo vét các sản phẩm đá, bùn sau kích thước lớn!? Có hay không việc hậu thuẫn của lãnh đạo Tỉnh Thái Nguyên cho Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đại Việt? Tỉnh Thái Nguyên sẽ  làm gì nếu Chủ đầu tư chỉ thực hiện giai đoạn 1 rồi bỏ dở dự án?

PLVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc…                                                           

Đọc thêm