DN TP HCM "hùn hạp" với đối tác để vượt khó

Ngoài các biện pháp cắt giảm nhân lực, hạn chế lương thưởng, tối ưu hóa chi phí sản xuất, kinh doanh…, hùn hạp với các đối tác đang trở thành một xu thế được nhiều doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh lựa chọn để tồn tại và phát triển.

Ngoài các biện pháp cắt giảm nhân lực, hạn chế lương thưởng, tối ưu hóa chi phí sản xuất, kinh doanh…, hùn hạp với các đối tác đang trở thành một xu thế được nhiều doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh lựa chọn để tồn tại và phát triển.

Hợp tác liên kết để khắc phục khó khăn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đa số doanh nghiệp (DN) đều cần đến vốn vay từ ngân hàng, nhưng khi lãi suất tăng lên đến trên 20%, nhiều DN không kham nổi. Công ty Cholimex thực hiện giảm tiến độ một số dự án với trị giá khoảng 500 tỷ đồng để chuyển vốn sang đẩy mạnh dứt điểm một số dự án trọng điểm.

Tổng công ty Bến Thành vay vốn trực tiếp từ cán bộ công nhân viên với lãi suất 16%/năm, cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng nhưng lại thấp hơn lãi vay ngân hàng. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn phát hành trái phiếu cho cán bộ công nhân viên thu được gần 20 tỷ đồng, số tiền này sẽ được đầu tư vào quy trình sản xuất.

 

Để gắn kết bền vững giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Saigon Coop cho biết, Saigon Co.op  dự  kiến sẽ xây dựng một siêu thị 1.000m2 tại KCX Linh Trung 2  và một  siêu thị khoảng 500m2 tại  KCN Hiệp Phước. Tại KCX Linh Trung 1, dự án siêu thị, trung tâm thương mại quy mô 5.000m2 do Sepzone Linh Trung đầu tư sẽ được triển khai. Các KCN như Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân, Tân Tạo đã và đang thực hiện những dự án siêu thị lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm của công nhân.

Các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh không chỉ khó khăn vì thiếu vốn, lãi suất vay cao… mà còn phải cạnh tranh mạnh mẽ với sự xâm nhập từ các DN nước ngoài. Vì vậy, hợp tác - liên kết đang trở thành xu thế được nhiều DN quan tâm.

Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Với hơn 1.000 DN đang hoạt động (trong đó hơn 50% là DN trong nước) đang hoạt động trong các KCX-KCN TP.Hồ Chí Minh, dự kiến doanh số xuất khẩu năm 2011 của khu vực này đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010. Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban quản lý các KCX-KCN thành phố (HEPZA) cho biết, để giúp DN vượt qua những khó khăn, HEPZA đã đưa ra những giải pháp giúp các DN khắc phục tình trạng thiếu điện sản xuất, tiến độ triển khai các dự án mới, tổ chức bán hàng tới từng KCN, hỗ trợ cho DN phát triển thị trường nội địa, trong đó  HEPZA đã làm việc với các nhà phân phối Metro, Saigon Coop, Big C để tăng “đầu ra” cho hàng hóa.

Theo đó, trong năm 2011, Metro dự kiến mua các mặt hàng của các DN sản xuất tại các KCX – KCN thành phố như điện - điện tử  (600 tỉ đồng), dệt may (350 tỉ đồng), hàng gia dụng, dụng cụ & thiết bị gia đình (300 tỉ đồng), văn phòng phẩm (400 tỉ đồng). Sự liên kết này góp phần giúp các DN mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp nhà phân phối giảm nhập siêu hàng hóa, hạn chế “chảy máu ngoại tệ”. 

Ngành công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh hiện chiếm gần 30% tỷ trọng công nghiệp của cả nước và 46% khu vực phía Nam. Trong đó, chính quyền thành phố đang tập trung đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu, gồm cơ khí, điện  tử, công nghệ thông tin, hóa  dược, cao su, chế biến lương thực, thực phẩm. Theo Sở Công Thương thành phố,  trong 5 năm trở lại đây,  4 ngành công nghiệp trọng yếu đã có 24.345 DN được thành lập, tăng khoảng 3 lần so với giai đoạn 2001-2005, chiếm 46% số các DN mới thành lập.

Trong giai đoạn 2011- 2020, để phát triển kinh tế, thành phố cũng đã lên chương trình cụ thể ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện để các dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực điện tử, phần mềm. Một tin vui vừa được ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại & đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) thông báo, Hội đồng Anh đã phối hợp cùng ITPC tiến hành lập bản đồ ngành công nghiệp sáng tạo. Đây là một hoạt động nhằm hợp tác và phát triển ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh.

Mị Na

   

Đọc thêm