DNNN làm thế nào để "áo vừa người"?

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn luôn là chủ đề nóng của hầu hết các chương trình nghị sự của đất nước. Vậy, làm thế nào để các DNNN phát triển đúng hướng, DNNN phải “làm mới mình” như thế nào để “áo mặc vừa người”?. TS.Hồ Sỹ Hùng- Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) trao đổi xung quanh vấn đề này. 

Cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn luôn là chủ đề nóng của hầu hết các chương trình nghị sự của đất nước. Vậy, làm thế nào để các DNNN phát triển đúng hướng, DNNN phải “làm mới mình” như thế nào để “áo mặc vừa người”?. TS.Hồ Sỹ Hùng- Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) trao đổi xung quanh vấn đề này. 

TS.Hồ Sỹ Hùng- Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT)
- Tính đến tháng 10/2011, theo báo cáo hiện có 1.309 DN 100% vốn nhà nước, được phân bố theo cấp quản lý. Phần lớn DNNN có quy mô vừa và lớn. Trong đó, có 11 tập đoàn kinh tế, 10 TCty 91, 80 TC ty 90 và 2 ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ 100% vốn. Đây là lực lượng chủ lực hoạt động trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, chiếm tới 87% tổng vốn nhà nước đầu tư vào các DN.
- Có người cho rằng quá trình Cổ phần hóa (CPH) của chúng ta quá ì ạch, quan điểm của ông thế nào?
- Theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đối với Cty TNHH Một thành viên là tổ chức, quyền hạn của người đại diện theo ủy quyền trong hội đồng thành viên là rất lớn. Nếu áp dụng quy định này đối với Cty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu có thể sẽ tách rời sự quản lý của chủ sở hữu nhà nước, khó đảm bảo được DN sẽ hoạt động theo nhiệm vụ và phạm vi được giao.
Đồng thời, việc xử lý các mối quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu với người đại diện phần vốn nhà nước tại DN còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Theo nhiều phản ánh, hiện vẫn chưa có chế tài cụ thể đối với các trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không tuân thủ theo các chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu, gây thất thoát vốn hoặc thiệt hại cho đại diện chủ sở hữu. 
Cùng với đó, mô hình của các Cty sau chuyển đổi thành Cty TNHH một thành viên đa số là áp dụng mô hình có Chủ tịch Cty (không có Hội đồng thành viên), đồng thời kiêm nhiệm Giám đốc hơn là tách bạch giữa Chủ tịch Cty và Giám đốc. Tuy nhiên, theo mô hình này, hoạt động quản trị DN hầu như không thay đổi so với trước chuyển đổi; cả chủ sở hữu và bản thân công ty đều lúng túng trong việc tách bạch vai trò, tổ chức giám sát thực hiện vai trò của Giám đốc và Chủ tịch Cty.
Đặc biệt, vẫn còn tình trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá sâu sát, cụ thể về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chủ sở hữu nhà nước giao cho các DNNN, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế và TCty lớn.
- Cổ phần hóa không đơn giản chỉ là quá trình “sang tên, đổi chủ”; để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa nhưng không phải là bán rẻ tài sản quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 14. Quá trình thực hiện gặp trở ngại gì, thưa ông?
- Khó khăn trong việc thực hiện Quyết định 14 là phải đa dạng hóa sở hữu DNNN. Tuy nhiên, cái khó hiện nay, điều kiện thị trường không thuận cho CPH nhanh, cộng với một số vướng trong quá trình cổ phần hóa như tính giá trị đất ...nên CPH chưa nhanh được - quá trình CPH phải diễn ra từ từ, mình không thể đòi hỏi phải CPH xong trong vòng 1-2 năm, hiện nay vẫn còn không ít DNNN quy mô lớn, tính chất hoạt động phức tạp.
DNNN cũng nằm trong khối cộng đồng DN Việt Nam nói chung, không thể nói, DNNN không khó khăn trong khi các DN khác khó khăn. Trong cái khó chung của các DN, thì việc tổ chức, sắp xếp lại thì DNNN cũng gặp khó khăn tương tự như các DN khác. Chủ trương của Nhà nước không chuyển đổi lại sở hữu, sắp xếp lại DN bằng mọi giá, theo hình thức giảm tiêu cực về số lượng, mà “kim chỉ nam” là sắp xếp DNNN nhưng vẫn phải giữ vững được hiệu quả hoạt động của DNNN đồng thời bảo toàn vốn, phát triển vốn của nhà nước.
Vì vậy, bài toán quản trị DNNN phải được làm đồng bộ, tổng thể đó là phải điều chỉnh cơ chế, hoàn thiện tổ chức, con người (lãnh đạo, công chức, nhân lực trong DNNN) phải nâng cao trình độ. Ví dụ như mình nói cán bộ công chức nhà nước cũng như các CEO tại các DNNN tốt chưa, giỏi chưa? Chưa ai dám khẳng định. Bên cạnh đó, các điều kiện cơ sở vật chất, thông tin vẫn còn hạn chế.
Còn về giải pháp đưa thành viên HĐQT độc lập (không sở hữu vốn trong các Cty CPH, thậm chí DNNN không nắm 100% vốn nhà nước), đây là một ý kiến đáng quan tâm nhưng, khẳng định rằng đưa thành viên HĐQT độc lập vào sẽ nâng cao hiệu quả cho DNNN, DN CPH thì cần xem xét thêm và phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn.
Đó chưa phải là “nút thắt” chính của DNNN, mà “cái chính” của chúng ta là xác định nhiệm vụ trọng tâm, rõ ràng, cụ thể và thông tin cần chuẩn, nhanh hơn nữa. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu DNNN, DN CPH rõ ràng hơn; chứ kể cả đưa chuyên gia cực giỏi nhưng không rõ mục tiêu của DN thì họ cũng thể làm nổi.
Không ít DNNN cũng giống như người thể trạng yếu, phải đi theo tự nhiên, đi theo hệ thống, DNNN xác định rõ nhiệm vụ, chức năng, vai trò rồi sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp phải làm dần dần, đồng bộ, chứ không thể chỉ làm riêng lẻ mà có thể thay đổi tất cả.
- Trân trọng cảm ơn ông.
PVKT

Đọc thêm