Đoàn đại biểu người có công của tỉnh vào Lăng viếng Bác, thăm Phủ Chủ tịch và di tích công bố thành lập Ngày Thương binh - Liệt sỹ

Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2010), Đoàn đại biểu người có công của tỉnh đã vào Lăng viếng Bác Hồ, thăm Phủ Chủ tịch và di tích nơi Bác Hồ chọn ngày 27-7 hàng năm là Ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Đoàn vào Lăng viếng Bác.  Ảnh: Ngô Công Viên
Đoàn vào Lăng viếng Bác.                       Ảnh: Ngô Công Viên

Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2010), Đoàn đại biểu người có công của tỉnh đã vào Lăng viếng Bác Hồ, thăm Phủ Chủ tịch và di tích nơi Bác Hồ chọn ngày 27-7 hàng năm là Ngày Thương binh - Liệt sỹ.

Chiều 14-7, trước khi lên đường, Đoàn đại biểu người có công của tỉnh đã được các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Đức Long, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh gặp mặt thân mật. Trong không khí đầm ấm tại buổi gặp mặt, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh khẳng định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn ghi nhớ công lao của những người có công với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng chí mong rằng Đoàn đại biểu những người có công tiêu biểu của tỉnh sẽ tiếp tục cống hiến sức mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước, thực sự là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Trong thời gian tới, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với đối tượng những người có công của tỉnh.

Trong các ngày 15 và 16-7-2010, Đoàn đại biểu người có công tiêu biểu của tỉnh ta do đồng chí Bùi Đức Long, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Bác, thăm Phủ Chủ tịch, và được đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước tiếp. Tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã báo cáo với Phó Chủ tịch nước những thành tích của Đảng bộ, quân và dân tỉnh ta trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước lâu dài của dân tộc, hàng vạn người con quê hương Nam Định đã lên đường chiến đấu, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong đó tỉnh ta đã đóng góp trên 3,6 vạn liệt sỹ, trên 3 vạn thương bệnh binh và hàng chục vạn đối tượng người có công. Với truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa, trong những năm qua, tỉnh ta đã luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng người có công. Từ năm 2003, Nam Định là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành việc xoá nhà tranh tre dột nát, bảo đảm an toàn nhà ở và ổn định mức sống cho đối tượng người có công.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đánh giá cao cố gắng, nỗ lực của tỉnh ta đối với công tác thực hiện chế độ chính sách, quan tâm, chăm lo đến những người có công và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân không bao giờ quên công lao của những người có công. Họ là những minh chứng của lịch sử, biểu tượng của tinh thần quật cường, bất khuất, biểu tượng của lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc. Trong không khí thân mật của buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước đã chúc sức khoẻ đoàn người có công tiêu biểu của tỉnh ta, chúc các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ luôn phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, mãi là tấm gương ngời sáng để đời đời các thế hệ con cháu noi theo.

Ngày 16-7, đoàn có mặt tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thăm di tích lịch sử, nơi cách đây 63 năm, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố Thư Bác Hồ ghi nhận sự ra đời của Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7). Trong khói hương trầm nghi ngút, linh thiêng, các thành viên của đoàn nghiêng mình, kính cẩn dâng hương lên bàn thờ Bác Hồ kính yêu./.

Hoàng Long

Đọc thêm