Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh lấy ý kiến đóng góp đối với dự án Luật Tố tụng hành chính; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Thanh tra (sửa đổi)

Ngày 14-9-2010, Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh đã tổ chức họp, lấy ý kiến đóng góp của các ngành đối với dự án Luật Tố tụng hành chính; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Thanh tra (sửa đổi) chuẩn bị thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII. Đồng chí Nguyễn Hữu Đồng, TUV, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí Thường trực HĐND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp, Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh…

Ngày 14-9-2010, Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh đã tổ chức họp, lấy ý kiến đóng góp của các ngành đối với dự án Luật Tố tụng hành chính; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Thanh tra (sửa đổi) chuẩn bị thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII. Đồng chí Nguyễn Hữu Đồng, TUV, Phó Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí Thường trực HĐND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp, Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh…

Các ý kiến đóng góp của các ngành đều cơ bản nhất trí về nội dung, bố cục của Luật Tố tụng hành chính gồm 17 chương, 251 điều; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm 6 chương, 57 điều; Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 7 chương, 77 điều. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng dự án Luật Tố tụng hành chính còn quá dài, cần được bố cục chặt chẽ hơn. Một số khái niệm, cụm từ ở một số điều của cả 3 dự án luật còn chung chung, cần phải được chỉnh lý cho chính xác và cụ thể hơn. Ý kiến của Thanh tra tỉnh đề nghị Luật Thanh tra phải quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan thanh tra. Ở điểm C, khoản 1, Điều 43 cần bổ sung thêm cụm từ "trường hợp phức tạp" để phù hợp với thời hạn thanh tra. Đối với dự án Luật Tố tụng hành chính, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị làm rõ hơn đối tượng trong phạm vi điều chỉnh ở điều 1 của luật; nội dung của điều 3 là không cần thiết phải đưa vào dự án luật. Ở điều 9 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cần sửa từ "nghĩa vụ" thành từ "trách nhiệm" của người tiêu dùng. Đại diện Toà án nhân dân tỉnh đóng góp ý kiến: Luật Tố tụng hành chính vẫn còn một số bất cập cần phải được tiếp tục sửa đổi, chỉnh lý cho phù hợp và thống nhất; dự án luật cần phải quy định một cách cụ thể về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính như thế nào; ở điểm E, khoản 4 của điều 77 cần được bổ sung thêm nội dung về định giá tài sản để bồi thường thiệt hại nếu có… Ngoài ra, các ý kiến đóng góp của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Sở Tư pháp… cũng đề nghị một số nội dung cụ thể cần được bổ sung hoặc chỉnh lý lại cho chính xác và rõ ràng hơn ở một số điều, khoản được quy định tại 3 dự án luật để khi Quốc hội ban hành Luật Tố tụng hành chính, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Thanh tra (sửa đổi) bảo đảm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả./.

Phạm Quốc Tuấn

Đọc thêm