Doanh nghiệp sữa vẫn nói giá tăng do... tỷ giá

Không chỉ đang ở mức cao bất hợp lý, giá sữa tại Việt Nam còn thường xuyên tăng và mức tăng khá cao, từ 6% đến hơn 10%, đặc biệt là các loại sữa nhập khẩu. Gần đây nhất, hai hãng sữa Dumex và XO đã có thông báo tới các đại lý về việc tăng giá từ 7- 8%.
Không chỉ đang ở mức cao bất hợp lý, giá sữa tại Việt Nam còn thường xuyên tăng và mức tăng khá cao, từ 6% đến hơn 10%, đặc biệt là các loại sữa nhập khẩu. Gần đây nhất, hai hãng sữa Dumex và XO đã có thông báo tới các đại lý về việc tăng giá từ 7- 8%.Giá tăng không ngừng và "cái lý" của doanh nghiệp Lý giải về việc tăng giá này, theo đại diện của hãng sữa Abbott, giá sữa tăng là do sự trượt giá của tiền đồng VN so với đô la Mỹ. Hiện nay, theo thống kê của VN, mới chỉ có 20% nguyên liệu sản xuất sữa là do trong nước sản xuất, còn 80% vẫn phải nhập khẩu. Do vậy, khi tỷ giá ngoại tệ biến động, sẽ làm cho giá nguyên liệu nhập khẩu thay đổi và kéo theo là giá sữa tăng lên. Đầu năm ngoái, tỷ giá là 16.800 đồng/USD, đến giờ là 19.000 đồng/USD. Biến động tỷ giá từ 7 – 8% nên giá sữa tăng cao là chuyện bình thường. “Vấn đề là nếu giá sữa điều chỉnh theo sự trượt giá này thì hợp lý, nhưng nếu tăng nhiều hơn thì không được. Còn nếu tiền trượt giá mà sữa vẫn giữ giá thì không nhà sản xuất và phân phối nào bán cho người tiêu dùng cả”, vị đại diện này nhấn mạnh.
Theo đại diện một hãng sữa nhập khẩu tại VN thì giá sữa bán tại VN vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực (Ảnh minh họa)
Theo đó, nếu tính theo giá đồng VN, mà tăng giá sữa trong nước là không đúng. Hàng nhập khẩu thì phải quy ra đô la Mỹ. Và như vậy thì thực sự là giá không có biến động gì. Tuy nhiên, nếu lý giải những lần tăng giá chỉ do trượt giá, trong khi theo vị đại diện này giá nguyên liệu đầu vào không tăng thì xem ra không phù hợp lắm. Cụ thể mới đây nhất, ngày 28/7, hai hãng sữa Dumex và XO đã có thông báo tới các đại lý về việc tăng giá từ 7- 8%, trong khi tỷ giá đồng VN vẫn dao động quanh mức 19.000 – 19.100 đồng/USD, không có sự biến động lớn. Trong bối cảnh dư luận bất bình về việc tăng giá sữa một cách hết sức vô lý, thì các nhà sản xuất có thể đưa ra hàng ngàn các lý do giải thích khác nhau. Sau lần "tiên phong" tăng giá các loại sữa bột lên 6% vào đầu tháng 12/2009, bà Bùi Thị Hương, Trưởng phòng đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) lý giải là do giá nguyên liệu tăng, trong đó “giá đường công ty này sử dụng để sản xuất còn tăng tới 100%”. Nghe qua thì cách giải thích này có vẻ khá ổn, tuy nhiên theo một chuyên gia trong ngành sữa thì lý giải như vậy “không ai nghe được”. Sữa mà cho nhiều đường thì còn gì là sữa và nếu như vậy thì nó thể hiện chất lượng không đảm bảo. Do đó, giá sữa tăng mạnh không thể đổ lỗi cho giá đường. Một nghịch lý nữa là giá sữa hầu như chỉ thấy tăng mà không thấy giảm. Hồi tháng 3/2010, trong khi giá nhiều nguyên liệu đầu vào giảm, các doanh nghiệp kinh doanh có đủ điều kiện để giảm giá bán sữa nhưng họ vẫn không tuyên bố giảm giá bán.Đến lúc nào mới quản lý được chất lượng và giá sữa? Trong khi người tiêu dùng luôn cảm thấy bị “chặt chém” vì giá sữa tại VN quá cao, thì đại diện một hãng sữa nhập khẩu lớn ở VN lại khẳng định “Giá sữa VN cao so với thế giới là không đúng”. Ví dụ như sữa Similac của Abbott, ở Singapore, Malaysia đắt hơn hẳn VN, ở Singgapore đắt hơn VN chừng 50%, ở Malaysia cao hơn 25%. Trong khi đó, ở Malaysia thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sữa là 0%, VAT 0%, tức là họ không bị tính thuế mà giá vẫn cao hơn VN. Vị đại diện này nhấn mạnh thêm: “Hàng rẻ thường có chất lượng không tốt. Hàng đắt tiền cũng chưa chắc đã tốt, chỉ có 1 số loại tốt thực sự. Vì vậy, người tiêu dùng nên xem xét kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm và nơi sản xuất”. Hàng của nước tiên tiến, bao giờ cũng kiểm định chất lượng ngặt nghèo. Còn ví dụ như sữa bột Trung Quốc giá khá rẻ. Trước vụ Melamine, giá chỉ bằng một nửa giá sữa trên thị trường quốc tế, nhưng chất lượng thì chắc chắn không tốt. Những hãng sữa uy tín sẽ mua những nguyên liệu tốt, thì giá không rẻ được. Mặc dù, một số hãng sữa cho rằng giá của VN thấp hơn nhiều nước trong khu vực nhưng  kết quả điều tra về giá sữa với sự hợp tác của thương vụ VN tại một số nước hồi cuối năm 2009 thì cho kết quả ngược lại, giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở VN so với các nước phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia cao hơn từ 20%-200%. Cụ thể, sữa Ensure gold, PediaSure (Abbott), Dutch Lady nhập khẩu từ Hà Lan  giá ở VN cao hơn so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia từ 10% - 30%. Tương tự, một số sữa của hãng Mead Johnson như: Enfa Grow, Enfakid, EnfaMama... người tiêu dùng nước ta phải mua với giá cao hơn từ 30%-70%. Quá đáng hơn, so với  Thái Lan, Malaysia, Indonesia, sữa Dugro 1, 2, 3 của hãng Dumex tại VN cao hơn từ 130%- 220%. Lý giải về vấn đề này, ông Vương Trí Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội từng trả lời trên báo chí: "Trong cạnh tranh, quảng cáo, các hãng sữa không từ thủ đoạn nào, từ tài trợ các trò chơi trên truyền hình, tổ chức mua sữa từ thiện cho trẻ em gặp khó khăn, vui chơi, mua hàng có thưởng... tạo ra một văn hóa dùng sữa ngoại cho con mới là yêu con. Không những thế họ còn nhắm tới những đối tượng là người quyết định sử dụng sữa tại các trường học, đến các bác sĩ, điều dưỡng viên, y tế tại các bệnh viện để chia hoa hồng bán sữa. Các chi phí này đều được tính vào giá sữa". Để xảy ra hiện tượng tăng giá bất thường của mặt hàng sữa này, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) là do: “Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh sữa không phải kê khai đăng ký giá bán với Bộ Tài chính nên họ tăng hay giảm, Bộ không can thiệp được (phạm vi được tăng tối đa 20%/lần, khoảng cách tăng gần nhất giữa 2 lần tối thiểu là 15 ngày). Thông tư quản lý giá hiện có những “lỗ hổng” khiến Bộ chưa thể yêu cầu họ phải giải trình hoặc ngừng tăng giá”. Vấn đề đặt ra là có quản lý được giá sữa ở Việt Nam hay không? Theo ông Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả thị trường (Bộ Tài chính), giá sữa ở VN có thể kiểm soát được, sau khi nhập khẩu, hải quan xác định giá nhập vào, để tính thuế. Cơ quan thuế thì xem xét chi phí hợp lý, kiểm tra hóa đơn bán hàng. Còn quản lý thị trường thì kiểm tra việc bán hàng có đúng giá niêm yết không…
Theo N.Yến
Khoa học Đời sống online

Đọc thêm