“Chìa khóa” thành công là niềm đam mê và giá trị cốt lõi

(PLO) - Được nhiều người biết đến với vai trò là Giám đốc điều hành BNI Hà Nội 2, Tổng giám đốc ActionCOACH Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty TopCareer, nhưng với Ngô Thị Bích Quyên, bà vẫn luôn đặt ra cho mình những mục tiêu mới để chinh phục. Với bà, điều quan trọng để thành công là phải có trong tay “chìa khóa” là niềm đam mê và giá trị cốt lõi của bản thân.
Tôi có "chìa khóa" cho các công việc của mình
Cùng một lúc phải kiêm cả 3 vị trí “thủ lĩnh” như vậy có quá sức đối với bà không?
Hiện tại, tôi vẫn cảm thấy khá ổn với các vị trí mình đang đảm nhiệm. Tôi có “chìa khóa” cho công việc của mình, bởi được làm việc với một đội ngũ tin cậy và hiểu nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ là Giám đốc điều hành khu vực tại BNI, chúng tôi có 15 Giám đốc và đại sứ, cùng chung một niềm đam mê, mục tiêu, giá trị cốt lõi, đang hỗ trợ cho hơn 700 doanh nghiệp là thành viên BNI và hiện công việc đang rất “thuận buồm xuôi gió”. 
Tại ActionCOACH, chúng tôi có 7 huấn luyện viên cùng làm việc, đã giúp cho nhiều khách hàng đạt được mục tiêu mong muốn của họ. Đó chính là niềm vui, động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến cho cộng đồng doanh nhân và xã hội.
ActionCOACH hoạt động thế nào, thưa bà?
ActionCOACH là hoạt động huấn luyện doanh nghiệp (Business Coaching). Lý do mà tôi quyết tâm triển khai mô hình này tại Việt Nam là bởi tôi đã có nhiều trải nghiệm với các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi nhận ra rằng, rất nhiều chủ doanh nghiệp chưa biết cách nào để giúp doanh nghiệp phát triển nhanh. Thực tế, đại đa số chủ doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh trong chính lĩnh vực chuyên môn mà họ đã trải qua chứ hầu như không được đào tạo bài bản tại bất cứ trường doanh nhân nào. 
Để có một tấm bằng đại học thường sẽ phải mất từ 4 - 5 năm, sau đó bạn mới có cơ hội làm việc với tư cách là nhân viên. Nhưng để điều hành doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp có cần được đào tạo, huấn luyện một cách bài bản về phương thức vận hành một tổ chức hoạt động có tính chuẩn mực, thương mại, mà không cần chủ doanh nghiệp hay không? 
Câu trả lời là bắt buộc phải có, nếu không được đào tạo, chủ doanh nghiệp sẽ không thể điều hành được doanh nghiệp do chính họ tạo ra và một ngày không xa họ lại bị chính doanh nghiệp “điều khiển” lại cuộc sống của họ. Theo một thống kê thì gần 83% các doanh nghiệp không thể tồn tại được trong 2 năm đầu tiên. Tôi thực sự tìm ra sứ mệnh của mình cần phải làm điều gì đó cho cộng đồng doanh nhân tại Việt Nam khi nhìn thấy “con số buồn” này.  
Doanh nghiệp chỉ có 2 con đường hoặc phát triển hoặc là chết. Khi công ty không phát triển cũng giống như trong gia đình có đứa con không được lên lớp vậy. ActionCOACH là một tổ chức toàn cầu đã tồn tại 23 năm trên 59 quốc gia, với tầm nhìn là làm cho thế giới trở nên giàu có, thịnh vượng hơn thông qua việc tái cập nhật kiến thức quản trị kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp. 
Hoạt động của Business Coaching  là huấn luyện các phương pháp giúp chủ doanh nghiệp tự xây dựng  hệ thống nền tảng riêng cho doanh nghiệp của mình. ActionCOACH có thể cung cấp cho họ những chiến lược thực tiễn, mang tính ứng dụng và nhanh chóng nhất để giúp doanh nghiệp phát triển, quan trọng nhất là đạt được những giá trị vượt xa cả trí tưởng tượng của họ.  
Bà có thể giới thiệu thêm về BNI?
BNI là viết tắt của Business Network Internetional (kết nối doanh nhân toàn cầu), dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. BNI hiện đang có mặt tại 60 quốc gia trên thế giới với hơn 170.000 thành viên là chủ doanh nghiệp. Năm 2014, các thành viên BNI tại Việt Nam trao nhau cơ hội kinh doanh với tổng giá trị là 3.247 tỷ VNĐ.  
Mục tiêu của BNI là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kinh doanh thông qua việc đào tạo k¬ năng Networking. Kể từ khi vào Việt Nam, BNI đã thu hút rất nhanh các doanh nghiệp tham gia do sự mới lạ của mô hình kết nối. Hiện, BNI có mặt ở 11 tỉnh thành trên cả nước. Thành viên BNI kết nối vô cùng bền vững và doanh nghiệp muốn tham gia phải đáp ứng tiêu chí 3 - 2 - 1, tức là, chủ doanh nghiệp có 3 năm điều hành; Công ty tồn tại ít nhất 2 năm; Có kế hoạch kinh doanh 1 năm trở lên.
Còn với TopCareer, bà có thể chia sẻ về hoạt động của công ty này?
Tôi thành lập Công ty TopCareer năm 2010, sau gần 20 năm trải nghiệm trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, dựa trên những trăn trở về việc cộng đồng doanh nghiệp nước ta vẫn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về lĩnh vực quản trị này. Công ty mong muốn giúp chủ doanh nghiệp có được nguồn cung về nguồn nhân lực cấp cao  phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Sứ mệnh của TopCareer là nâng cao năng lực quản trị, kết nối cơ hội nghề nghiệp giữa người lao động và khách hàng, đó cũng là đóng góp cho xã hội. 
Việt Nam đã có nhiều nhà huấn luyện doanh nghiệp như bà chưa? 
Tôi là 1 trong 3 người Việt Nam đầu tiên được cấp license từ ActionCOACH tại Las Vegas. Hiện nay, Việt Nam có hơn 10 người khác cũng được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Business Coaching chủ yếu ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Chúng tôi mỗi người một thế mạnh, nhưng có cùng một niềm đam mê và sứ mệnh giúp cho 10.000  doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Nhiều khách hàng đã tìm ra được những giải pháp từ đó phát triển vững mạnh. Thậm chí không ít doanh nghiệp lớn cũng đã tìm đến chúng tôi để có thể vươn lên tầm cao mới.
Thành công là một chặng đường
Bà được biết đến là một doanh nhân thành đạt với sứ mệnh cao cả là gắn kết cộng đồng doanh nhân lại với nhau. Bà có cho rằng, mình đã thành công trong vai trò này?
Tôi tin rằng thành công là một chặng đường chứ không phải là một đích đến. Tôi luôn biết mình là ai để bám sát mục tiêu trên mỗi chặng đường tiếp theo, nếu nghĩ mình đã thành công thì rất dễ thỏa mãn. Tôi luôn tự tạo cho mình thách thức để điều đó trở thành động lực giúp tôi vượt qua khó khăn. Càng đi đến những nấc thang mới, tôi thấy sức mạnh của con người là không có giới hạn. Hơn nữa, phải liên tục học hỏi, đó là điều bắt buộc vì nó rất quan trọng trên con đường chinh phục thành công. 
Là chủ doanh nghiệp thành công, nhưng bà không ngừng nâng cao trí thức, Học vị Thạc s¬ Luật có giúp ích nhiều cho bà trong công việc không?
Thực ra tôi học chuyên ngành Quyền Con người cũng để có thêm mục tiêu nhằm mở mang lĩnh vực mới. Dù hiện tại nó chưa áp dụng nhiều cho công việc, nhưng sau này tôi có giấc mơ sẽ xây dựng một trung tâm hỗ trợ kiến thức cho người lao động nhập cư từ các tỉnh thành về TP.Hà Nội, nhằm giúp họ trang bị k¬ năng để kiếm được một công việc tốt hơn. Đặc biệt là thế hệ con cái của những người lao động nhập cư sẽ cải thiện cuộc sống của gia đình họ.  
Cuộc sống của mỗi con người đều có giới hạn, cho nên tôi luôn trăn trở mình sẽ làm điều gì cống hiến cho cộng đồng hôm nay, bây giờ và ngày mai. Với tôi, cuộc sống có ý nghĩa khi thực sự mang lại giá trị cho những người xung quanh. Và đó cũng chính là mục đích của bản thân tôi. 
Bà có thể chia sẻ một số cống hiến của mình cho xã hội?
Hiện nay, cộng đồng BNI trong khu vực Hà Nội đã có hơn 700 thành viên là chủ doanh nghiệp. Trong 2 năm 2013 và 2014, công cụ BNI đã giúp gia tăng doanh số của họ tới hơn 800 tỷ VNĐ, đó chính là giá trị cho cộng đồng. Với ActionCOACH tôi sẽ mang được nhiều giá trị hơn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam thông qua việc “huấn luyện” giúp các chủ doanh nghiệp điều hành hiệu quả hơn và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho xã hội.
Hơn 2 thập kỷ làm về nhân sự, bà đánh giá như thế nào về nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay?
- Phải thẳng thắn rằng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chúng ta có quá nhiều cử nhân, k¬ sư và thiếu lao động k¬ thuật có tay nghề cao. Rất nhiều người trẻ học xong Đại học, Cao học nhưng không có việc làm (theo thông tin mới nhất tại Việt Nam có khoảng 178.000 sinh viên tốt nghiệp không có việc làm). Một thực tế đáng buồn là gần như 100% chủ doanh nghiệp tuyển sinh viên mới về phải đào tạo lại. Tuyển được một người đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu công việc là điều rất khó khăn. 
Hơn nữa, nhân sự phải có sự thích ứng về môi trường và đặc biệt là ngoại ngữ. Việt Nam gia nhập sâu rộng kinh tế thế giới, nhưng tìm một nhân sự giỏi ngoại ngữ là  điều không dễ dàng. Thực tế ngoại ngữ là công cụ để làm việc, rất nhiều sinh viên biết điều quan trọng này nhưng lại không thể giao tiếp được với người nước ngoài. Đó cũng chính là một trở ngại không hề nhỏ.
Công ty của bà đã đưa ra những giải pháp gì cho các doanh nghiệp?
Chúng tôi đưa các lời khuyên cho doanh nghiệp nên chọn ai và chọn như thế nào. Các chủ doanh nghiệp phải đối mặt với việc cân đối giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về từ việc sử dụng con người. Tức là chủ doanh nghiệp phải biết đánh giá năng lực thực sự của từng nhân sự mà họ tuyển dụng. Việc đào tạo lại sẽ mất thêm một khoản chi phí nữa nhưng nếu không làm thì không thể sử dụng nhân sự được. 

Đọc thêm