Đường dài mới biết… Vinamilk hay!

(PLO) - Đợt đấu giá thứ 2 chào bán cổ phần VNM của SCIC do liên danh CTCK Sài Gòn (HOSE: SSI) và UBS Thụy Sĩ tham gia tư vấn đã kết thúc với kết quả ấn tượng, ít ngờ tới.

Nếu lần chào bán đầu tiên cổ phiếu VNM, chỉ duy nhất tập đoàn F&N của Thái Lan tham gia mua 6% vốn, khiến SCIC bị "ế" hơn 52 triệu cp và mức giá khởi điểm 144.000 đồng/cp khi đó được cho là quá cao trên thị trường, thì trong lần đợt đấu giá thứ 2, mọi chuyện hoàn toàn trái ngược.

Đăng ký đấu giá lần thứ 2 có tới 19 NĐT tham gia, gồm 6 tổ chức ngoại, 5 tổ chức nội và 8 cá nhân trong nước với lượng đặt mua gấp rưỡi lượng chào bán.

Trong 10 năm, doanh thu thuần của VNM đã tăng gấp 7,6 lần đạt 46.794 tỷ đồng năm 2016, tăng trưởng bình quân 21%/năm. Lợi nhuận ròng 2016 đạt 9.350 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần, tương đương tăng trưởng bình quân 28%/năm.

Và kết quả toàn bộ 3,33% vốn của Vinamilk - doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đã được một NĐT “ôm hết” với giá 186.000 đồng/cp, cao hơn 24% so với giá khởi điểm của SCIC và cao hơn 29% so với giá F&N đã mua trong đợt đầu. Mỗi cổ phiếu F&N mua vào ở thời điểm tháng 12/2016 đã lãi 42.000 đồng/cp và thương vụ đó đến thời điểm này đã mang lại thặng dư cho F&N 329 tỷ đồng. Như vậy không thể nói đợt đấu giá lần đầu của Vinamilk là thất bại.

Thành công của đợt đấu giá thứ 2 không chỉ cho thấy thành quả của một tổ hợp tư vấn chuyên nghiệp giữa CTCK SSI và UBS Thụy Sĩ tạo nên hình mẫu trong việc thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, mà còn cho thấy sức hấp dẫn của Vinamilkvới NĐT trong và ngoài nước.

Theo thông tin từ Nikkei Asian Review, Platinum Victory thuộc Jardine Cycle & Carriage - tập đoàn oto lớn nhất của Singapore cho biết, đã mua 5,53% vốn của Vinamilk với giá ước tính khoảng 616,6 triệu USD, chính tổ chức này đã "chiến thắng" trong đợt đấu giá 3,33% vốn.

Như vậy, Jardine Cycle & Carriag đã ghi tên vào danh sách cổ đông lớn và gia nhập "câu lạc bộ" tổ chức ngoại đầu tư vào Vinamilk.

Vì sao Vinamilk được trả giá cao

Trong một thập kỷ trở lại đây, cổ phiếu của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam luôn nằm trong đích ngắm của nhiều quỹ đầu tư tên tuổi (Dragon Capital, Vina Capital, DWS, IPMorgan...) khi các tổ chức này đầu tư vào TTCK Việt Nam. Và không ít quỹ đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, nhờ khoản đầu tư này.

Hơn 1 thập kỷ qua, thị giá cổ phiếu VNM đã tăng 3.765% và đang ở mức 181.000 đồng/cp (phiên 13/11), vốn hóa lớn nhất thị trường đạt hơn 11,6 tỷ USD.

Thị giá cổ phiếu VNM trong hơn 1 thập kỷ

Duong dai moi biet… Vinamilk hay! hinh anh 1

Lịch sử cũng đã chứng minh sức tăng trưởng vượt trội của Vinamilk với vị thế là Công ty sữa đầu ngành lớn nhất Việt Nam.

Trong 10 năm, doanh thu thuần của VNM đã tăng gấp 7,6 lần đạt 46.794 tỷ đồng năm 2016, tăng trưởng bình quân 21%/năm. Lợi nhuận ròng 2016 đạt 9.350 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần, tương đương tăng trưởng bình quân 28%/năm.

Tăng trưởng KQKD của VNM trong 1 thập kỷ

Duong dai moi biet… Vinamilk hay! hinh anh 2

Trong 9 tháng 2017, VNM tiếp tục đạt kết quả khởi sắc với doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt ở mức 38.690 tỷ đồng và 8.551 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 11% và 14% và tương đương 75% và 88% kế hoạch cả năm.

Hiện nay, VNM có hơn 240.000 nhà bán lẻ trên khắp các tỉnh thành. Số lượng nhà máy sữa được nâng lên con số 13 và sở hữu 10 trại chăn nuôi bò với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand.

Tổng đàn bò cung cấp sữa hơn 120.000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa/ một ngày.

Trong năm 5 năm tới, VNM dự kiến sẽ nâng tổng số bò cung cấp sữa lên 200.000 con, sẽ nâng lượng sữa tăng lên hơn gấp đôi 1500 - 1800 tấn/ngày. Vinamilk đã hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu để tăng chất lượng sản phẩm, sớm vào top 30 thương hiệu sữa lớn nhất toàn cầu về doanh thu.

Theo số liệu thống kê, hiện nay tiêu thụ sữa tại Việt Nam chỉ ở mức 15 kg/ngày, chỉ bằng 5% so với lượng tiêu thụ của Mỹ, trong khi đó tầng lớp trẻ có nhu cầu "uống sữa" tại Việt Nam (dưới 24 tuổi) rất lớn, chiếm khoảng 40,5% dân số. Điều này cho thấy dư địa phát triển của ngành sữa nói chung và Vinamilk tại Việt Nam là rất lớn. Đó là lí do rất nhiều quỹ tên tuổi đều "thèm khát" con bò sữa Vinamilk.

Đến năm 2021, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đặt mục tiêu cán mốc tổng doanh thu 3,5 tỷ USD, tương đương 80 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh thu nội địa khoảng 61 ngàn tỷ đồng, chiếm 75% cơ cấu và doanh thu nước ngoài sẽ khoảng 19 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước là 10%/năm.

Với những gì đang thể hiện, Vinamilk xứng đáng là một doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam và sàn chứng khoán. Những NĐT "theo đường dài" với doanh nghiệp này, chắc chắn sẽ còn nhận được những thành quả không nhỏ.

Đọc thêm