Lời “tự bạch” thay cho những con số của RCC

(PLO) - Có nhiều con số, nhiều thống kê chứng minh sự đi lên của doanh nghiệp. Nhưng ấn tượng và khái quát nhất vẫn là lời “tự bạch” của ông Tổng Giám đốc RCC: “Chúng tôi giờ đã tham gia “sân chơi” doanh nghiệp ngàn tỷ, và không còn là “anh” thầu phụ khi làm ăn chung với đối tác nước ngoài”.
RCC liên danh với nhà thầu Rinkai (Nhật Bản) thực hiện dự án CP3C trên tuyến đường sắt  Bắc - Nam
RCC liên danh với nhà thầu Rinkai (Nhật Bản) thực hiện dự án CP3C trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
Ngày 20/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của RCC sẽ diễn ra tại Hà Nội. Thời điểm này, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng Giám đốc sẽ công bố kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014. 
Sản lượng, doanh thu “cán đích” trước 2 năm
Năm năm trước, Đại hội đồng cổ đông RCC đã thống nhất thông qua bản nghị quyết về định hướng phát triển doanh nghiệp, với những mục tiêu khá tham vọng. Nhưng để hiện thực hóa những con số trên giấy, HĐQT và Ban Tổng Giám đốc đã phải đối mặt với một giai đoạn kinh tế thế giới diễn biến phức tạp. Trong nước, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, đầu tư công cắt giảm… vì thế, thị trường việc làm đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng là cực kỳ nan giải. 
Dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của RCC vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm sau cao hơn năm trước, thậm chí vượt những con số mà nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2010 và nghị quyết của HĐQT đề ra. 
“Đáng nói, hai chỉ tiêu về sản lượng và doanh thu đều “về đích” trước 2 năm so với nghị quyết năm 2010, với con số trên 1.000 tỷ đồng/chỉ tiêu. Quan trọng hơn, thu nhập người lao động năm 2014 đã xấp xỉ 8 triệu đồng/tháng so với 4,9 triệu đồng/tháng hồi năm 2010. Ngoài ra, các quyền lợi khác như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều được đảm bảo” - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc RCC Nguyễn Thành Long cho biết.
Thực tế, doanh nghiệp tăng trưởng cũng đồng nghĩa với việc đồng vốn của cổ đông cũng được sinh sôi. Những năm gần đây, năm nào lãi cơ bản trên cổ phiếu của RCC cũng ổn định; trong 2 năm (2011 và 2014), cổ đông 2 lần được chia thặng dư cổ phần, cổ tức đạt mức trên 12%... 
Đặc biệt, với doanh thu hơn 4.300 tỷ đồng trong giai đoạn 2010 - 2014 (tăng 16,62%/năm), 5 năm qua RCC đã góp cho ngân sách nhà nước hơn 290 tỷ đồng tiền thuế và nhiều năm liền lọt vào top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Cầu dây văng An Đông (Ninh Thuận) do RCC thi công
Cầu dây văng An Đông (Ninh Thuận) do RCC thi công
Tự tin nói chuyện với 
đối tác ngoại 
Những con số trên đã tích tụ và từng bước tạo nên thương hiệu vững chắc cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt. Thời gian qua, nhờ ứng dụng một số công nghệ mới như: sản xuất tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực, khoan cọc nhồi đường kính trên 2 mét, ứng dụng công nghệ thi công cầu dây văng... Vì thế,  “tên tuổi” của RCC đã có mặt tại nhiều công trình giao thông đường sắt, đường bộ có quy mô lớn khắp nơi trong cả nước. 
“Kinh nghiệm và tiềm lực doanh nghiệp giúp RCC tự tin hơn khi vào thầu các dự án lớn. Ngày trước, khi tham gia những công trình quy mô, đôi khi chúng tôi vẫn chỉ là “anh” thầu phụ, lãnh phần việc nhỏ nhưng bây giờ, RCC đã có thể  tự mình ngồi vào bàn thương thảo cùng các đối tác ngoại, với tư cách  một bên trong liên danh thực hiện dự án” - Tổng Giám đốc Nguyễn Thành Long chia sẻ.
Theo ông Long, một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của RCC chính là sự hợp lực và cùng chí hướng của tập thể các thành viên. Bởi dưới công ty mẹ, RCC còn có hơn 10 đơn vị trực thuộc. Mỗi công ty con làm một lĩnh vực, song tất cả đều ngắm tới một mục tiêu: “Việc làm - An toàn - Phát triển”. 
Hơn nữa, việc đổi mới mô hình hoạt động và phương cách quản trị doanh nghiệp đã, đang tạo ra “làn gió” mới cho hoạt động của toàn Tổng Công ty. Theo đó, thời điểm năm 2010, đơn vị có 11 chi nhánh xí nghiệp thành viên; sang đầu năm 2012, các chi nhánh xí nghiệp này được chuyển đổi thành công ty TNHH MTV. 
Đặc biệt, thực hiện chủ trương tái cơ cấu của ngành Đường sắt, năm 2014 đã có 2 đơn vị trực thuộc tiến hành xong việc cổ phần. Dự kiến, hết quý II năm nay sẽ có thêm 6 đơn vị hoàn thành việc chuyển đổi, trong đó RCC vẫn nắm 50% vốn điều lệ. 
“Cổ phần hóa là yêu cầu cấp thiết. Song không phải vì thế mà chúng tôi làm bằng mọi giá để báo công, lấy thành tích. Quan điểm chung của tập thể ban lãnh đạo là dù đã cổ phần nhưng khi nào những doanh nghiệp này thực sự đủ mạnh thì RCC mới thoái vốn để doanh nghiệp đó thực sự đứng bằng chính đôi chân của mình” - ông Long nhấn mạnh. 
Được biết, sau khi chuyển đổi mô hình, các công ty cổ phần 875, 878, 793... đã năng động vươn ra thị trường giành được những hợp đồng xây lắp trị giá hàng trăm tỷ đồng, qua đó kích thích tinh thần đổi mới sâu, rộng trong doanh nghiệp. 
Theo đó, trong 5 năm tới, RCC đặt mục tiêu tiếp tục vươn ra ngoài địa bàn và thị trường truyền thống; đồng thời bố trí nguồn lực để đa dạng hóa ngành nghề như kinh doanh khách sạn, cho thuê tài sản, tham gia xây lắp ở vùng miền núi và thi công cảng biển. Ngoài ra, còn tính toán, tìm đối tác để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BOT, BT... như kỳ vọng của các cổ đông. 
“Năm năm qua, RCC đã thực hiện được nhiều dự án, công trình lớn của ngành Đường sắt, trong đó có một số công trình khẩn cấp thực hiện theo lệnh của Thủ tướng: cầu Đồng Nai, Thị Cầu (Bắc Ninh), Tam Bạc (Hải Phòng). Ngoài ra, còn hợp tác liên danh với nhà thầu Rinkai (Nhật Bản) thi công Gói thầu CP3C sử dụng vốn vay ODA tại Ninh Thuận, Bình Thuận… Đặc biệt, Dự án cầu đường bộ Dã Viên (Huế) do doanh nghiệp này thi công đã “giật” giải “Công trình chất lượng cao năm 2014” của Bộ Xây dựng”.

Đọc thêm