Máy biến thế HBT Việt Nam: Nâng tầm thương hiệu Việt

(PLVN) - Với sứ mệnh mang tới cho khách hàng sản phẩm có chất lượng và dịch vụ tốt nhất, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành điện xã hội, Công ty CP sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam (HBT) đã từng bước trở thành nhà sản xuất và phân phối máy biến áp, thiết bị điện đứng đầu Việt Nam, “chắp cánh” đưa thương hiệu thiết bị điện Việt Nam vươn ra thế giới.
HBT Việt Nam xuất xưởng lô máy biến áp 15 MVA đầu tiên trong năm 2020 cho thị trường Lào.
HBT Việt Nam xuất xưởng lô máy biến áp 15 MVA đầu tiên trong năm 2020 cho thị trường Lào.

Từ xưởng điện nhỏ đến thương hiệu lớn

Công ty CP Sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam tiền thân được hình thành từ một xưởng thực tập về thiết bị điện của trường đại học Bách Khoa Hà Nội tại ngõ 15 Tạ Quang Bửu từ những năm 2006-2007. Chính thức thành lập doanh nghiệp và hoạt động 27/3/2008 với cái tên “Công ty CP chế tạo máy biến thế Hà Nội”. 

Khởi đầu vào đúng thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và Việt Nam, HBT gặp vô vàn những khó khăn thác thức, tuy nhiên với phương châm “giữ vững niềm tin chất lượng” HBT không chỉ đứng vững mà còn phát triển nhờ vào chi phí sản xuất thấp và sự hỗ trợ tối đa của các nhà cung cấp. 

Năm 2011 do nhu cầu thị trường và doanh thu tăng vọt nên HBT đã xây dựng nhà máy sản xuất mới tại KCN Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) với quy mô sản xuất 1000 máy biến áp/năm. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, năm 2018 HBT quyết định chuyển nhà máy sản xuất từ KCN Ninh Hiệp sang KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh) với quy mô sản xuất lên 2500 máy biến áp/ năm. 

Từ khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh thu của HBT liên tục tăng vọt, năm sau tăng hơn năm trước từ 10-30% và thị trường cũng được mở rộng đến tất cả mọi miền của tổ quốc, đến nay, các sản phẩm của HBT còn được xuất sang các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. 

Công ty CP Sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam đã từng bước trở thành nhà sản xuất và phân phối máy biến áp, thiết bị điện đứng đầu Việt Nam.
Công ty CP Sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam đã từng bước trở thành nhà sản xuất và phân phối máy biến áp, thiết bị điện đứng đầu Việt Nam. 

Ông Nguyễn Đăng Quân – Tổng Giám đốc HBT cho biết: Dấu mốc quan trọng khẳng định thương hiệu HBT là năm 2015 HBT trúng thầu dự án Cung cấp MBA cho khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; Năm 2017 trúng thầu dự án cung cấp máy biến áp cho EVN NPC với tổng giá trị lên tới hơn 80 tỷ đồng; Năm 2019 trúng thầu hai dự án cung cấp máy biến áp cho EVN Hà Nội  với tổng giá trị hơn 70 tỷ đồng, 2020 trúng thầu dự án cung cấp MBA cho EVN HCMC giá trị 50 tỷ; trúng thầu dự án cung cấp MBA cho EVN SPC giá trị 60 tỷ.

Với những thành tích đã đạt được, phải khẳng định rằng, hiện tại HBT là một trong số ít đơn vị được cả 5 Tổng công ty Điện lực lớn của tập Đoàn điện lực Việt Nam lựa chọn là nhà Cung cấp MBA uy tín cho chương trình mua sắm MBA”.

Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Đăng Quân cho biết: “Trung thực và giữ chữ tín luôn là yếu tố quan trọng đem đến sự thành công cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Hơn 12 năm qua, HBT không ngừng nỗ lực để cung cấp những sản phẩm đa dạng và chất lượng, dịch vụ hoàn hảo nhất với giá cả hợp lý nhất. Góp phần giảm tổn thất điện năng cho ngành điện dựa vào việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm an toàn chất lượng, hiệu suất cao, có tổn hao điện năng thấp. Đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành điện và xã hội, phục vụ tốt nhu cầu truyền tải điện năng. Đưa sản phẩm thiết bị điện của Việt Nam có chất lượng tốt nhất xuất khẩu sang các nước bạn, góp phần xây dựng thương hiệu thiết bị điện Việt Nam trong khu vực”.

Ông Nguyễn Đăng Quân - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc phát biểu tại Lễ tổng kết năm 2019.
Ông Nguyễn Đăng Quân - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc phát biểu tại Lễ tổng kết năm 2019. 

Hiện thực hóa khát vọng “vươn ra biển lớn”

Khi nhận thấy thị trường máy biến thế trong nước ngày càng cạnh tranh khốc liệt và việc khai phá một “đại dương xanh” hơn sẽ giải quyết được vấn đề lâu dài trong tương lai. Vì vậy, HBT nhanh chóng nghiên cứu thị trường nước ngoài để tiếp cận, quảng bá sản phẩm.

Sau quá trình khai phá thị trường mới, HBT đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và gặt hái được những thành công ban đầu làm minh chứng cho chiến lược đi tìm “đại dương xanh”. Hiện tại, HBT đang thực hiện một số dự án của các nước bạn như: dự án MBA AVR25MVA của Camphuchia; Dự án CC 2 MBA 15MVA cho Lào và một số dự án đang theo đuổi tại Sirilanca, Philipin.

Tổng Giám đốc HBT cho biết: Khi thị trường trong nước ngày càng eo hẹp, cạnh tranh khốc liệt, những người đứng đầu HBT bắt đầu trăn trở tìm thị trường mới. Và từ những trăn trở làm sao cho doanh nghiệp Việt vươn tầm sánh ngang với các doanh nghiệp trong khu vực và trên quốc tế. HBT đã quyết định “vươn ra biển lớn”.

Tổng Giám đốc HBT cho rằng, để một sản phẩm thương hiệu Việt Nam có chỗ đứng và vươn ra nước ngoài cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố. Tiên quyết là yếu tố chất lượng hàng hóa. Sau là các yếu tố liên quan đến vấn đề Logistics kho vận và vấn đề giá cả cạnh tranh. Một số yếu tố khác như vấn đề thương hiệu quốc gia, lợi thế quốc gia của mình về sản phẩm hàng hóa đó cũng rất quan trọng.

Trung thực và giữ chữ tín luôn là yếu tố quan trọng đem đến sự thành công cho Công ty CP sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam.
Trung thực và giữ chữ tín luôn là yếu tố quan trọng đem đến sự thành công cho Công ty CP sản xuất máy biến thế HBT Việt Nam. 

Tổng Giám đốc HBT cũng cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng với kinh tế thế giới, mọi hàng rào với hàng ngoại nhập dần gỡ bỏ là thách thức rất lớn cho hàng Việt cạnh tranh với hàng ngoại nhập về giá cả và chất lượng. 

Nền sản xuất của Việt Nam có xuất phát điểm thấp làm sao đề có thể đứng vững và ngang tầm với các nước có nền sản xuất đi trước mình hàng chục, hàng trăm năm, đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có một tầm nhìn rất xa và mang tính chiến lược tổng thể và sự hỗ trợ rất lớn từ những chính sách của Chính phủ.

Thực tế những năm qua, Chính phủ đã và đang hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước xây dựng, phát triển thương hiệu như qua các cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt” hay “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là những chương trình có ý nghĩa rất tốt với những doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp hàng tiêu dùng, là dịp rất tốt để quảng bá và đưa hàng Việt tiếp cận nhanh nhất với người tiêu dùng Việt.

Tuy nhiên, để “đem chuông đi đánh xứ người” bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, Chính phủ cần có những hỗ trợ thực tế và chi tiết hơn nữa, tránh tình trạng chủ trương thì rất tốt nhưng đến khâu thực thi thì chậm và quan liêu hình thức. Cái cần hỗ trợ của doanh nghiệp thì rất nhiều, nhiều doanh nghiệp có định hướng chiến lược phát triển rất tốt nhưng thiếu đi một số yếu tố quyết định như vốn chẳng hạn, nếu có sự hỗ trợ kịp thời thì đó là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp Việt phát triển và canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài”.

Đọc thêm