Độc lạ với kiến trúc giải tỏa kết cấu - Deconstructivism

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Deconstructivism trên thực tế không phải là một phong cách mới, cũng không phải là tiên phong để thay đổi kiến trúc hay xã hội. Nó không tuân theo quy tắc hoặc có tính thẩm mỹ cụ thể nào...
Độc lạ với kiến trúc giải tỏa kết cấu - Deconstructivism

Khái niệm 

Deconstructivism - Kiến trúc giải tỏa kết cấu là sự giải phóng các khả năng vô hạn bằng việc "chơi đùa" với các hình dáng và khối tích. Nhiều người cho rằng, nó là một phong cách kiến trúc mới, một phong trào tiên phong chống lại kiến trúc hay xã hội nhưng không phải. Trên thực tế nó chỉ không tuân theo quy tắc hoặc tính thẩm mỹ cụ thể.

Bối cảnh ra đời

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, những nhà tiên phong người Nga, được biết đến với tên gọi những nhà kiến tạo Nga, đã phá vỡ những quy tắc về kết cấu và kiến trúc cổ điển, cho ra đời một loạt các bản vẽ thách thức “những tiêu chuẩn hình học” vào thời điểm đó. Những quan điểm mang tính phê phán của họ và những thử nghiệm đối với các hình khối làm đảo lộn nhận thức truyền thống về kiến trúc khiến mọi người nhận ra khả năng vô tận của việc phá vỡ các quy luật kiến trúc.

Deconstructivism –

Sau chiến tranh, nước Nga đã trải qua những thay đổi và các cuộc cách mạng một cách triệt để, tác động của những cuộc cách mạng này đến kiến trúc này là điều không thể tránh khỏi. Kiến trúc được xem như một hình thức nghệ thuật cao cấp, ảnh hưởng đến xã hội và đồng thời bị xã hội ảnh hưởng, và vì thế, cách mạng xã hội chính là cách mạng kiến trúc. Hình học, dù trong nghệ thuật hay kiến trúc, trở nên bất thường. Vladimir Tatlin đã thiết kế một tượng đài uốn cong lồng bên trong khung xoắn cho Quốc tế Cộng sản năm 1919.

Aleksandr Rodchenko đã trình bày một thiết kế mang tính thử nghiệm trên đài phát thanh mô tả tất cả các loại thử nghiệm hình học và tính bất thường của nó. Tuy nhiên, những cấu trúc cực đoan này, cũng như hàng trăm cấu trúc khác, không bao giờ được công bố rộng rãi và chỉ lưu lại dưới dạng bản phác thảo như một khái niệm mới lạ mà vẫn chưa được khám phá.

Song song với chủ nghĩa kiến tạo của Nga, trường phái hiện đại đã xuất hiện. Có lẽ đó là thời điểm giao thoa của hai trướng phái nhưng mọi người lại mù quáng chọn trường phái hiện đại. Chiến tranh thế giới kết thúc và mọi người đấu tranh vì sự kiên cố ổn định nhưng tinh tế mà họ đã để lỡ; Chủ nghĩa kiến tạo Nga không còn cơ hội. Những hoa văn trang trí bị lược bỏ, chỉ còn những đường cắt gọn gàng trông thanh lịch nhưng chẳng có chức năng gì.

Quá trình hình thành

Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1980, như một ý tưởng được phát triển bởi nhà triết học người Pháp Jacques Derrida. Derrida, một người bạn của Peter Eisenman, đã phát triển ý tưởng phân tích một tòa nhà để khám phá sự bất đối xứng hình học (lấy cảm hứng từ Chủ nghĩa kiến tạo Nga), đồng thời vẫn duy trì chức năng cốt lõi của không gian (lấy cảm hứng từ trường phái Hiện đại). Công chúng lần đầu tiên biết đến trường phái giải tỏa kết cấu vào những năm 1980 trong cuộc thi Parc de la Villette, nhờ vào chiến thắng của Bernard Tschumi, cũng như mẫu thiết kế cửa của Derrida và Eisenman.

Deconstructivism –

Phong cách này ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý hơn trong triển lãm Kiến trúc Deconstructivist năm 1988 của MOMA, do Philip Johnson và Mark Wigley tổ chức, trong đó có các công trình được thực hiện bởi Zaha Hadid, Peter Eisenman, Daniel Libeskind, và nhiều công trình khác. Trước đó, trường phái giải tỏa kết cấu không được coi là một phong trào hoặc một trường phái như trường phái lập thể hay trường phái hiện đại. Johnson và Wigley đã thấy những điểm tương đồng trong thiết kế dưới góc nhìn của những kiến trúc sư, và kết hợp chúng làm một.

Đặc trưng 

Sự mất tính đối xứng hoặc tính liên tục là đặc trưng dễ nhận thấy của các công trình kiểu này. Hình dạng cấu trúc được điều chỉnh và thay đổi thành các dạng hình học không thể đoán trước. Từ đó tạo nên rất nhiều công trình “kỳ lạ” nhưng rất có sức hút. Các công trình giải tỏa kết cấu không chỉ mỗi nhà ở mà sau này các quán cafe, khách sạn, nhà hàng hay văn phòng cũng áp dụng./.

Đọc thêm