Đối đầu Ferguson - Wenger: Không bao giờ là dĩ vãng

Sự thù địch có thể đã qua, nhưng cuộc đối đầu Ferguson - Wenger, với tư cách là một trong những cuộc đối đầu hay nhất của bóng đá, sẽ không bao giờ đi vào dĩ vãng.

Sự thù địch có thể đã qua, nhưng cuộc đối đầu Ferguson - Wenger, với tư cách là một trong những cuộc đối đầu hay nhất của bóng đá, sẽ không bao giờ đi vào dĩ vãng.
“Tôi đã thấy một cậu bé 15 tuổi người Bờ Biển Ngà, nói được 5 thứ tiếng”

Trong thời buổi hoàng kim của mình nửa cuối thập niên 90, Sir Alex không ngờ rằng đã có một địch thủ xuất hiện để ngăn chặn sự bành trướng ngày một mạnh mẽ của MU đối với Premier League vào thời điểm lúc đó.

Ferguson_Wenger-doidau413
Đúng vào lúc triều đại của Ferguson đạt tới đỉnh cực thịnh, thì Wenger xuất hiện.

Khi Arsene Wenger xuất hiện tại London vào năm 1996 nhờ sự giới thiệu của ông bạn thân Gerard Houllier và cựu phó chủ tịch Arsenal David Dein, hầu hết giới truyền thông nước Anh đều chẳng biết ông là ai. Thế nhưng việc mang lại cho Arsenal một làn gió mới và lối chơi mới đã biến đội bóng thủ đô trở thành thế lực đối trọng của MU chỉ sau 2 mùa giải.

Và Alex Ferguson, người lúc đó còn chưa được phong tước hiệp sĩ, đã bắt đầu nhận ra điều đó khá sớm. Nhận thức sự xuất hiện của một kẻ phá bĩnh, ông đã làm cái điều mà rất nhiều viên tướng thường làm trước lúc lâm trận, đó là khiêu khích đối thủ. Câu nói nổi tiếng “Tôi đã thấy một cậu bé 15 tuổi người Bờ Biển Ngà, nói được 5 thứ tiếng” chính là sự khởi đầu kỷ nguyên Ferguson - Wenger.

Những siêu sao nổi tiếng nhất của bóng đá Anh đã thành danh dưới bàn tay của họ.
Những siêu sao nổi tiếng nhất của bóng đá Anh đã thành danh dưới bàn tay của họ.

Trong suốt 14 năm qua, 2 nhà cầm quân lỗi lạc này đã đào tạo những ngôi sao thực thụ của bóng đá thế giới. Với Sir Alex, ông đưa Eric Cantona, Ryan Giggs, David Beckham, Cristiano Ronaldo và Wayne Rooney lên đỉnh cao của sự nghiệp. Trong khi đó, “Giáo sư” biến Arsenal thành một thương hiệu của bóng đá đẹp với những kỹ thuật gia đẳng cấp như Thierry Henry, Robert Pires hay Cesc Fabregas. Đó thực sự là những món quà mà 2 người đã mang lại cho khán giả Anh cũng như toàn cầu mỗi buổi chiều cuối tuần.

Trận thắng 2-0 của MU trước Arsenal tháng 10/2004, thời điểm diễn ra sự kiện Pizzagate nổi tiếng.
Trận thắng 2-0 của MU trước Arsenal tháng 10/2004, thời điểm diễn ra sự kiện Pizzagate nổi tiếng.

Cùng với những trận cầu đỉnh cao MU - Arsenal là những cuộc đấu khẩu tưởng như không bao giờ dứt giữa họ tại đường pitch, trên mặt báo và các phương tiện truyền thông. Trong đó đáng chú ý nhất là khi ông bầu người Pháp từ chối bắt tay Fergie tại Villa Park sau trận bán kết FA Cup năm 1999, trận đấu mà Ferguson cho đó là nỗi sỉ nhục lớn nhất trong sự nghiệp cầm quân. Và tất nhiên, không thể không quên sự kiện “Pizzagate” (Arsenal ném pizza vào đường hầm của MU) sau khi MU quật ngã các Pháo thủ để chấm dứt chuỗi 49 trận bất bại vào tháng 10/2004.

Đổi màu theo thời gian?

Căng thẳng giữa 2 ông thầy này cũng đồng thời nổ ra những mâu thuẫn khiến cuộc đối đầu giữa 2 thế lực mạnh nhất bóng đá Anh trong thời điểm chuyển giao giữa 2 thế kỷ trở nên vô cùng gay cấn. Từ vài năm trở lại đây, khán giả đã không còn được xem Patrick Vieira và Roy Keane giương oai diễu võ, tinh thần máu lửa cũng đã dần phai nhạt theo năm tháng.

Khi Roman Abramovich đáp máy bay trực thăng xuống Stamford Bridge, Jose Mourinho xuất hiện tại thủ đô, Chelsea đã trỗi dậy thành thế lực mới của Premier League nhờ những đồng rúp. MU lại đương đầu với thách thức màu xanh, còn cuộc chiến Ferguson - Wenger được thay bằng Ferguson - Mourinho.

Kẻ chen ngang Jose Mourinho.
Kẻ chen ngang Jose Mourinho.

Arsene Wenger trong thời gian đó bắt đầu công cuộc cách mạng của riêng mình. Những công thần một thời như Henry, Vieira, Pires, Ljungberg nối tiếp nhau ra đi để lại một khoảng trống mênh mông buộc “Giáo sư” đi tới quyết định xây dựng “nhà trẻ”.

Những biến đổi khôn lường của bóng đá Anh nửa thập kỷ trước đã khiến chuyện tư thù cá nhân được dẹp sang một bên. Ferguson và Wenger, 2 con người ngày nào còn lên báo nói xấu nhau nay đã thay đổi. Không còn khẩu chiến, chỉ còn sự tôn trọng dành cho nhau. Không chỉ là chuyện Chelsea và Jose Mourinho phá đám, họ sở dĩ không còn ra sức chỉ trích nhau kịch liệt đơn giản là bởi 2 điều: Một, kết quả thực tế trên sân quan trọng hơn và hai, họ là những người đàn ông đích thực, không phải trẻ con.

Công kích nhau giữa Ferguson - Wenger giờ đã là quá khứ.
Công kích nhau giữa Ferguson - Wenger giờ đã là quá khứ.

Mặc dù Patrice Evra đã mở màn cuộc khẩu chiến của riêng cá nhân anh với Arsenal, nhưng những gì mà Wenger đáp trả là “Kệ cậu ta phát biểu, chúng tôi chỉ tập trung đá bóng”. Những năm qua Arsenal đã không còn là thế lực hùng mạnh trong cuộc cạnh tranh ngôi vô địch, và ngay cả MU cũng không còn là sức mạnh độc tôn của bóng đá Anh. Biết mình biết người, cả Ferguson và Wenger đều cố gắng tập trung tối đa vì kết quả cuối cùng của từng trận đấu và cả mùa giải, thay vì đăng đàn phát biểu những câu khiêu khích không cần thiết. Hành động kêu gọi fan MU đừng la ó Arsene Wenger mới đây của Sir Alex cho thấy điều đó.

Và quan trọng hơn, đối với 2 con người đã giành tổng cộng 19 chức vô địch khác nhau trong sự nghiệp cầm quân đối với đội bóng của mình, họ không còn phải tiếp tục cảnh “con gà tức nhau tiếng gáy” làm gì. Những gì đã qua cho thấy đó là sự nhiệt huyết mà cả Sir Alex và Arsene Wenger dành cho công việc của mình. Những lời phát biểu đầy thách thức chẳng qua là một thủ thuật mà bất cứ chiến lược gia trong nghề nào cũng hiểu.

Sau 14 năm, họ đã trở thành những huyền thoại của Premier League.
Sau 14 năm, họ đã trở thành những huyền thoại của Premier League.

Nhưng, bóng đá là cạnh tranh. Họ có thể dành cho nhau sự vị nể nhưng khi bóng lăn mọi thứ sẽ được trở lại với trạng thái mặc nhiên của nó. Ferguson – Wenger vẫn sẽ là một cuộc đối đầu được nhắc tới trong rất nhiều năm nữa, vì danh tiếng của 2 tên tuổi không thể động tới của bóng đá ngày nay.

Và một điều quan trọng khác, chính cuộc đối đầu ấy đã làm nên một Premier League đầy hấp dẫn với NHM khắp nơi trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam (thời điểm Premier League đến Việt Nam chính là lúc kỷ nguyên Ferguson - Wenger bắt đầu).

Sau khi cuộc chiến ngã ngũ đêm nay, họ sẽ cùng chúc tụng nhau?
Sau khi cuộc chiến ngã ngũ đêm nay, họ sẽ cùng chúc tụng nhau?

Sau khi diễn biến của trận derby vì ngôi số 1 ở Old Trafford kết thúc, ai có thể biết được, nếu ông già gân người Scot và vị thạc sĩ kinh tế sinh ra tại Strasbourg cùng chia nhau những miếng… pizza, điều đó cũng sẽ chẳng có gì là lạ.
Hơn 1 thập kỷ khẩu chiến Ferguson - Wenger

- Tháng 9 - 1996: Alex Ferguson khinh thường Arsene Wenger, người mới đến Highbury lúc đó để thay thế Bruce Rioch với câu nói: “Tôi đã thấy một cậu bé 15 tuổi người Bờ Biển Ngà, nói được 5 thứ tiếng”. Ngài Alex khi đó đã biết tới Wenger, người ngoài tiếng Anh và Pháp còn có thể nói được tiếng Ý, TBN và Nhật.

- Tháng 4 - 1997: Arsene Wenger phàn nàn rằng lịch thi đấu rất không công bằng và “giúp MU có điều kiện nghỉ ngơi và giành chiến thắng trong mọi trận đấu”. Alex Ferguson liền đáp trả: “Arsene chỉ là kẻ học việc. Anh ta nên giữ ý kiến đó mà nói với bóng đá Nhật Bản”.

- Tháng 4 - 1999: Arsenal có chiến thắng 1-0 đầy kịch tính trước MU ở bán kết FA Cup. Tại Villa Park hôm đó, người chiến thắng Wenger đã từ chối bắt tay Ferguson.

- Năm 1999 và 2002: Sir Alex Ferguson kêu ca rằng Arsenal ăn quá nhiều thẻ trong những mùa giải đó, trong đó án phạt Henry và Vieira đã bị hoãn thực hiện tới 3 tháng. “Sẽ không phải là 3 tháng nếu họ là cầu thủ của MU. Tính kỷ luật của chúng tôi là rất cao và tôi rất tự hào vì điều đó".

Arsene Wenger liền phản bác: “Có một điều tôi muốn nói là ông ta chẳng thể làm phiền lúc tôi ngủ. Arsenal chẳng làm gì cả, và nếu chúng tôi thông minh, có thể coi những lời nói đó là sự tán dương”.

- Tháng 10 - 2004: Một cầu thủ của Arsenal ném đồ ăn vào phòng thay đồ của MU sau trận đấu. Sir Alex lên tiếng: “Hành vi của họ là thứ tồi tệ nhất mà tôi từng thấy trong thể thao”. Bên phía các Pháo thủ, “Giáo sư” gọi Ruud Van Nistelrooy là “kẻ lừa đảo” với pha phạt đền mở tỷ số trận đấu.

- Tháng 1 - 2005: Ông già gân người Scot gọi Arsene Wenger là “kẻ bất tài” và Arsenal là “những kẻ thất bại tồi tệ nhất của lịch sử”. Ông phê phán “Ông ta không thèm xin lỗi chúng tôi sau vụ đó (Pizzagate). Đó là một điều không thể tưởng được với một HLV, nhưng tôi không bao giờ trông chờ một lời xin lỗi. Ông ta là loại người như vậy”.

Arsene cũng phản pháo: “Alex chẳng hiểu thực tế gì cả. Ông ta đòi đối đầu với tôi rồi lại yêu cầu tôi phải xin lỗi ông ta? Buộc cánh nhà báo phải phủ phục dưới chân, đó là điều ông ta đang làm”.

- Tháng 1 - 2007: Arsenal đánh bại MU trong 10 phút cuối để giành chiến thắng 2-1. Sau trận, vị thạc sĩ người Pháp không bỏ lỡ cơ hội để chê Quỷ Đỏ là “thiếu sức bền”. Ferguson đáp lại: “Ông ta chỉ là đồ thiển cận và toàn nói những chuyện vớ vẩn”. Ngay lập tức Sir Alex có phản hồi: “Tôi sẽ không bao giờ trả lời bất kỳ câu hỏi nào có liên quan tới người đàn ông đó”.

- Tháng 3 - 2007: Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đưa ra “sáng kiến” hạn chế ngoại binh để tạo cơ hội cho cầu thủ bản địa. Thừa thế, Sir Alex khen lấy khen để ý tưởng và thêm vào rằng Arsenal sẽ không đời nào chấp nhận. Đối thủ truyền kiếp của ông cũng không vừa: “Ở Premier League đã có rất nhiều tài năng bản địa. Ferguson chỉ là đồ đạo đức giả”.

- Tháng 12 - 2009: Chiến tranh lại nổ ra nhưng lần này là xung quanh cái... khăn quàng cổ. Các cầu thủ chạy theo trào lưu này, trong đó có Samir Nasri của Arsenal. Nhưng khi Rio Ferdinand cũng định theo, Sir Alex ra lệnh cấm: "Mang về nhà cho vợ các cậu hoặc vứt đi. Đàn ông thực thụ không cần thứ này".

Arsene Wenger cũng "lâm trận": "Đám trẻ của tôi quàng khăn không phải để tránh rét, không phải để cho đẹp hay học đòi ai cả. Ông ta chỉ được cái ăn nói linh tinh".
Theo Hoàng Quân
VTC News

Đọc thêm