Từ ngày 1-9, đốt hàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử-văn hóa, và nơi công cộng khác có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng - Nghị định 75/2010 NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa.
Nhà quản lý: Thẳng tay
“Đốt hàng mã không hề mang tính tâm linh, đó là hành vi mê tín cần bài trừ. Dù không thể chấm dứt ngay, nhưng nhất quyết phải làm”, ông Lê Anh Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khẳng định.
Trong báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm quản lý công tác lễ hội của Thanh tra Bộ VH-TT-DL, đốt hàng mã được nêu ra như vấn nạn xã hội. Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) bày bán quá nhiều hàng mã, nhất là ngựa giấy. Đền Bà Chúa Kho, chùa Hương, đền Sóc (Hà Nội), đền Trần (Nam Định) thường xuyên xảy ra đốt hàng mã lượng lớn, gây lãng phí.
Nhà quản lý: Thẳng tay
“Đốt hàng mã không hề mang tính tâm linh, đó là hành vi mê tín cần bài trừ. Dù không thể chấm dứt ngay, nhưng nhất quyết phải làm”, ông Lê Anh Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khẳng định.
Trong báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm quản lý công tác lễ hội của Thanh tra Bộ VH-TT-DL, đốt hàng mã được nêu ra như vấn nạn xã hội. Đền Kiếp Bạc (Hải Dương) bày bán quá nhiều hàng mã, nhất là ngựa giấy. Đền Bà Chúa Kho, chùa Hương, đền Sóc (Hà Nội), đền Trần (Nam Định) thường xuyên xảy ra đốt hàng mã lượng lớn, gây lãng phí.
Đốt hàng mã có thể bị phạt tới cả triệu đồng. |
“Đốt vàng mã gây hại môi trường, cá biệt có nơi gây hỏa hoạn. Hơn nữa còn tốn kém tiền của, khuyến khích mê tín. Trong hiến pháp, mê tín có thể khép vào vi phạm pháp luật. Chính vì thế chúng ta phải vận động người dân loại trừ”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, nói. Ông Tuyến dẫn lời Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Việc đốt vàng mã không có trong giáo lí nhà Phật”. Đây chỉ là thói quen hình thành lâu nay trong xã hội. Muốn loại trừ hình thức này cần có nhiều biện pháp. Vận động là cần thiết, nhưng cần biện pháp hành chính”.“Hiện mới chỉ cấm đốt hàng mã nơi công cộng, chưa có quy định cấm sản xuất vì nhu cầu của người dân sử dụng tại gia. Nên tăng thuế đánh vào người sản xuất, buôn bán hàng mã. Phải tuyên truyền cho người dân thấy, đốt hàng mã gây ô nhiễm môi trường, là hành động mê tín và là đối tượng xử phạt của cơ quan chức năng. Chúng tôi không hi vọng loại ngay được, vì hiện tượng này ăn sâu vào đời sống, nhiều người đốt hãng mã như thói quen. Nhưng chắc chắn đây là việc phải làm, lâu dài”, ông Tuyến chia sẻ. Trước băn khoăn quy định này tác động đến miếng cơm manh áo của một bộ phận dân chúng, đại diện Vụ Pháp chế cho rằng, sản xuất đồ mã đơn thuần là công việc mưu sinh không có tác động tích cực đến xã hội, tự họ phải điều chỉnh. Nhà nghiên cứu văn hoá: Lễ bạc tâm thành “Ông có tán thành qui định cấm đốt hàng mã ở nơi công cộng?”. Câu hỏi dành cho Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá, GSTS Nguyễn Xuân Kính. “Tôi tán thành, vì đốt hàng mã gây ô nhiễm, dễ gây cháy. Ngay trong gia đình cũng nên vừa phải thôi dù đây là tín ngưỡng từ ngàn đời của người dân. Tín ngưỡng này khởi nguồn từ Trung Quốc. Đời Đường người ta đốt tiền thật, sau thấy tốn kém quá mới chuyển sang tiền giả”. “Về sự lãng phí mà cơ quan quản lý và dư luận cho là vấn nạn, người dân có thể biện hộ rằng mỗi năm chỉ có một ngày rằm tháng Bảy, rằm tháng Giêng và họ có thể tự cân đối tài chính để được tự do tín ngưỡng?”. Ông Kính cho rằng: “Nhiều người thành tâm khấn vái, đốt vàng mã, việc đó giải quyết được vấn đề tâm linh của họ và ta phải tôn trọng. Tuy nhiên xét trên góc độ kinh tế thì lãng phí thật. Có câu “Lễ bạc tâm thành”. Tôi có thể đốt ít thôi nhưng lòng tôi thành thực. Dù thành tâm, dù là tín ngưỡng lâu năm nhưng đốt ở nhà như thế nào thì mọi người nên cân nhắc và đặc biệt đừng ảnh hưởng đến người khác. Nên là nghi thức có tính tượng trưng thôi. Chứ còn đốt cả cái xe hơi, cả căn phòng, đốt bếp gas, vì đinh ninh trần sao âm vậy? Vấn đề là tính tượng trưng và lòng thành thực”.
Theo Toan Toan - Vi Khanh
Tiền Phong
Tiền Phong