Dự án chế tạo, lắp ráp động cơ Diezel Bạch Đằng: Cần được cấp vốn theo cơ chế ưu đãi

Cùng với việc sản xuất thành công thép tấm cán nóng khổ dài phục vụ đóng tàu, ngành đóng tàu nước ta đã thành công trong việc chế tạo và lắp ráp động cơ diezel. Giờ đây, ngành đóng tàu Việt Nam có thể tự hào khi có vỏ tàu và máy thủy mang dòng chữ made-in Vietnam, 2 phần chính chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất trên mỗi tàu biển. Thành công này được khởi nguồn từ Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, cánh chim đầu đàn của ngành đóng tàu nước ta.

Cùng với việc sản xuất thành công thép tấm cán nóng khổ dài phục vụ đóng tàu, ngành đóng tàu nước ta đã thành công trong việc chế tạo và lắp ráp động cơ diezel. Giờ đây, ngành đóng tàu Việt Nam có thể tự hào khi có vỏ tàu và máy thủy mang dòng chữ made-in Vietnam, 2 phần chính chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất trên mỗi tàu biển. Thành công này được khởi nguồn từ Tổng công ty CNTT Bạch Đằng, cánh chim đầu đàn của ngành đóng tàu nước ta.

Công ty TNHH MTV chế tạo động cơ diezel Bạch Đằng bao gồm: Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diezel Man B&W- Mitsubshi và Nhà máy chế tạo lắp ráp động cơ An Hồng. Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diezel với 3 dự án thành phần là Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ diezel Man B&W- Mitsubshi  gồm 2 dự án sản xuất lắp ráp động cơ Diezel Mitsubshi và Dự án sản xuất lắp ráp động cơ Diezel Man B&W được xây dựng tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng mục tiêu sản xuất động cơ máy chính phục vụ ngành hàng hải công suất 2960KW đến 23520KW, có thể cung cấp máy chính cho tàu biển 100 nghìn tấn, năng lực sản xuất tối đa 18-20 máy/ năm.

Máy tàu thủy được lắp ráp và chạy thử tại Nhà máy chế tạo và lắp ráp động cơ Diesel (Tổng công ty CNTT Bạch Đằng).                                 Ảnh: Duy Thính

Nhà máy chế tạo lắp ráp động cơ diezel An Hồng sản xuất và lắp ráp động cơ Diezel và máy phát điện đồng bộ công suất nhỏ, cao tốc dùng cho tàu hỏa, tàu cao tốc, tàu quân sự, máy phát điện trên bờ, dưới biển, công suất 300 động cơ và 90 động cơ  phát điện đồng bộ/ năm. Sau một thời gian tích cự tìm hiểu, nghiên cứu các hãng sản xuất máy chính tàu thủy 2 thì, thấp tốc và động cơ 4 thì cao tốc trên thế giới, căn cứ vào tính năng ưu việt, chế độ hậu mãi và giá thành của từng dòng sản phẩm, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng quyết định chon động cơ diezel 4 thì cao tốc của Ita-li-a, động cơ 2 thì, thấp tốc của Man B&W (Anh) và Mitsubshi (Nhật Bản) để sản xuất và lắp ráp. Ngay sau khi hoàn thành nhà máy, tháng 1-2010, sản phẩm động cơ diezel Mitsubshi đầu tiên được lắp ráp ở Việt Nam với công suất 8000 CV đã nổ thử thành công, bảo đảm các thông số kỹ thuật. Tổng công ty bắt tay sản xuất và lắp ráp thành công động cơ máy chính tàu thủy cho tàu hàng 22500 tấn số 9 của VOSCO đóng mới tại đơn vị. Qua chạy thử tàu đạt tốc độ 15,4 hải lý/ giờ và hiện khai thác hiệu quả. Với thành công này, Bạch Đằng sản xuất tiếp  và hoàn thiện 2 máy chính, tiến hành sản xuất lắp ráp 4 động cơ khác cho sê-ri tàu hàng 22500 tấn.
Dự án Nhà máy chế tạo lắp ráp động cơ Diezel An Hồng đang hoàn thiện xây dựng, song do thiếu vốn, nhà máy chưa thể hoạt động vì chưa đồng bộ. Để nhà máy đi vào hoạt động kịp thời nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên các tàu biển đóng mới ở nước ta, dự án cần thêm 100 tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến 2011, đến năm 2013 cần thêm 280 tỷ đồng nữa mới có thể hoàn thiện. Nếu được đầu tư đồng bộ, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng sẽ có đủ năng lực gia công, chế tạo máy và chi tiết của máy thủy. Đến năm 2015 nội địa hóa được 50% chi tiết động cơ tàu thủy và chế tạo được các động cơ thấp tốc 6000-22 nghìn KW, chế tạo động cơ diezel cao tốc và máy phát điện 300-1700KW, gia công chân vịt đường kính đến 8,5m, chế tạo trục chân vịt và trục trung gian phù hợp với đường kính chân vịt.
Trong điều kiện khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới và khó khăn riêng của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cán bộ, công nhân Tổng công ty CNTT Bạch Đằng  mong muốn được Trung ương và thành phố quan tâm trong việc cấp vốn, theo cơ chế ưu đãi phát triển ngành cơ khí phụ trợ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để đơn vị thực hiện chiến lược tỷ lệ nội địa hóa ngành đóng tàu Việt Nam.     

  Tú Anh 

Đọc thêm