Dự án đình đốn vì chính quyền thiếu quyết liệt

Dự án xây dựng trụ sở giao dịch giới thiệu sản phẩm và kho của Cty TNHH Sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng nhiều năm nay đắp chiếu vì sự lúng túng của chính quyền địa phương trong việc giải quyết những yêu cầu vô căn cứ của một số hộ gia đình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Dự án xây dựng trụ sở giao dịch giới thiệu sản phẩm và kho của Cty TNHH Sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng nhiều năm nay đắp chiếu vì sự lúng túng của chính quyền địa phương trong việc giải quyết những yêu cầu vô căn cứ của một số hộ gia đình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Phối cảnh dự án
Phối cảnh dự án

Mua bán đất trái luật

Theo đại diện Cty Nguyễn Hoàng, hộ bà Nguyễn Thị Hằng và hộ ông Nguyễn Ngọc Quang đang chiếm giữ, sử dụng đất của dự án yêu cầu phải được đứng chủ hộ thỏa thuận việc chuyển nhượng đất cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, thực tế họ là những người mua đất nông nghiệp trái luật, không phải là chủ sử dụng hợp pháp. Theo danh sách quy chủ (tức là những người đứng tên sử dụng đất với chính quyền)

Theo Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử phạt vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng.

Nếu xây không có Giấy phép, phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị”.

Trường hợp, chủ đầu tư xây dựng công trình không tự nguyện phá dỡ sẽ bị “Cưỡng chế phá dỡ” theo quy định tại Điểm C, Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP”.

80m2 đất của bà Hằng được quy chủ cho ông Lê Văn Đạo; 75m2 đất của ông Nguyễn Ngọc Quang được quy chủ cho anh Nguyễn Văn Quyết. Các hộ mua đất nông nghiệp để ở và việc chuyển nhượng không qua chính quyền. Những hộ mua lại đất yêu cầu dự án phải chấp nhận các điều kiện về giá chuyển nhượng của họ thì mới di chuyển.

Theo xác nhận của UBND xã Mỹ Đình, hai mảnh đất trên có nguồn gốc là đất nông nghiệp nằm trong phương án giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ. “Theo quy định, mọi thủ tục liên quan đến thửa đất phải làm việc với chủ đất hợp pháp nên Cty Nguyễn Hoàng đã gặp các hộ có tên trong danh sách quy chủ.

Tháng 4/2008, Cty đã ký Hợp đồng chuyển nhượng với anh Quyết, anh Quyết đã nhận tiền chuyển nhượng và bàn giao đất cho Cty. Tháng 6/2008, ông Đạo ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cty và nhận tiền chuyển nhượng.

Chúng tôi đã hoàn thành việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp với các gia đình có tên theo Danh sách quy chủ là đúng pháp luật”, ông Hoàng Hữu Chương, Giám đốc Cty Nguyễn Hoàng khẳng định.

Ông Chương còn cho biết, bà Hằng mua lại đất từ năm 2006, ông Quang mua lại năm 2007. Trong khi đó, năm 2000, ô đất đã được thành phố qui hoạch với chức năng cây xanh, bãi đỗ xe, văn phòng. Tháng 6/2003, Cty gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề nghị giới thiệu địa điểm một phần ô đất nêu trên để xây dựng trụ sở văn phòng giao dịch, giới thiệu sản phẩm, kho và tháng 3/2004, Sở này trả lời đề xuất phù hợp với quy hoạch và chủ trương của Thành phố.

Tháng 11/2005, Cty được UBND TP Hà Nội chấp thuận địa điểm để thực hiện dự án. Tháng 8/2006, dự án được Sở Quy hoạch – Kiến trúc phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng. Như vậy, việc mua bán của các hộ trên là sau thời điểm dự án làm các thủ tục đầu tư.

Vì sao chưa cưỡng chế?

Theo TS luật Lê Thành Vinh, Cty Luật TNHH SMiC đòi hỏi của hai hộ bà Hằng, ông Quang là vô lý. “Điều 119, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có xác nhận của UBND xã, phường hoặc cơ quan công chứng.

Còn theo quy định tại Khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005 thì Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn.

Như vậy, nếu tại thời điểm nhận chuyển nhượng đất, hộ gia đình ông Quang, bà Hằng thực hiện theo đúng quy định trên thì chắc chắn đã biết phần đất mà họ nhận chuyển nhượng là đất của dự án. Vì vậy, tài sản trên đất do bà Hằng và ông Quang xây dựng hoặc do mua lại của người sử dụng đất sẽ được xác định là công trình xây dựng trái pháp luật trên đất nông nghiệp và bị cưỡng chế để trả lại đất cho dự án.

Việc ông Quang, bà Hằng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhà ở xây dựng trái phép của chủ sử dụng đất không có xác nhận của chính quyền địa phương là trái quy định của pháp luật, không được pháp luật thừa nhận. Bà Hằng và ông Quang chỉ có thể được xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản nếu đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật”, TS. Vinh phân tích.

Việc để cho các hộ xây dựng trên đất nông nghiệp có một phần trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng của các cấp chính quyền địa phương. UBND xã Mỹ Đình từng lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đối với hộ gia đình bà Hằng, ông Quang.

Sau đó, UBND xã Mỹ Đình ban hành Quyết định buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm đối với hai hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ ông Quang và Hằng vẫn không tự nguyện thực hiện. Vì vậy, ngày 04/4/2011, UBND xã Mỹ Đình ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không hiểu sao từ đó đến nay chưa tổ chức thực hiện?.

Thiết nghĩ, UBND xã Mỹ Đình cần quyết liệt với các sai phạm để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp và đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Hà Bình

Đọc thêm