G20 – Hy vọng một bước tiến

Các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Seoul trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 với nỗ lực bảo vệ sự phục hồi kinh tế toàn cầu và xoa dịu những căng thẳng thương mại và tiền tệ.

Các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Seoul trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 với nỗ lực bảo vệ sự phục hồi kinh tế toàn cầu và xoa dịu những căng thẳng thương mại và tiền tệ.

Đây là cuộc họp thứ năm của các nhà lãnh đạo G20, đại diện cho các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi trên thế giới, chiếm 85% sản lượng kinh tế toàn cầu, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tổng thống Mỹ tại Hội nghị của G20 hôm qua.

Mất cân bằng toàn cầu

Sự rạn nứt giữa các quốc gia giàu lên nhờ xuất khẩu và những nước tiêu dùng đang nặng gánh nợ nần là một trở ngại lớn trong G20. Các nhà lãnh đạo đã nhất trí về “khuôn khổ” kế hoạch kinh tế trung-dài hạn và gửi cho Quỹ Tiền tệ quốc tế xem xét để đảm bảo chúng không tạo ra xung đột. Việc mở rộng khuôn khổ này có thể là một cách thức tương đối dễ dàng để đạt được sự đồng thuận trong những cuộc thảo luận được dự kiến là rất khó khăn.

Hồi tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Hành động này đã khiến các quốc gia G20 cho rằng Mỹ không đếm xỉa đến hậu quả có thể gây ra đối với nên kinh tế toàn cầu. Sự mất cân bằng vốn đã bị thu hẹp trong cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008 khi thương mại thế giới sụt giảm mạnh nhưng giờ đây lại có chiều hướng tăng lên.

Tiền tệ và “bài toán” điều tiết

Tỷ giá ngoại tệ là trung tâm của cuộc tranh luận. Mỹ và một số nước khác đã yêu cầu Trung Quốc tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ và cáo buộc Bắc Kinh giữ giá đồng tiền thấp nhằm đạt được lợi thế thương mại. Nhưng, Washington cũng ở thế bất lợi khi các nước đồng minh cho rằng chính Mỹ cũng sử dụng chính sách tiền tệ dễ dãi nhằm làm suy yếu đồng đô-la.

Tỉ giá -  một trong những nội dung chính của G20 lần này.

Tháng trước, các Bộ trưởng Tài chính trong khối G20 đã nhất trí tránh phá giá đồng tiền cạnh tranh và họ có thể xác nhận lại cam kết trong hội nghị tuần này. Những nền kinh tế mới nổi thường có đồng tiền yếu hơn muốn gia tăng xuất khẩu, đó là gốc rễ của những căng thẳng về tiền tệ và sự mất cân bằng.

Các nhà lãnh đạo có thể sẽ đồng ý cam kết nới rộng các cam kết của mình để tránh chủ nghĩa bảo hộ và hướng đến việc kết thúc vòng đám phán thương mại Doha vẫn đang bị ngưng trệ.

Đối với nước chủ nhà Hàn Quốc, vấn đề cấp bách là đảm bảo một sự thoả thuận tự do thương mại với Mỹ. Còn với tổng thống Obama, một hiệp định thương mại có thể là một cách để tiếp cận với những người đảng Cộng hoà vừa giành được quyền lực trong quốc hội.

Mặc dù các vấn đề kinh tế là trung tâm của chương trình nghị sự, các nhà lãnh đạo vẫn dành một phần quan tâm đến vấn đề ngoại giao. Hội nghị thượng định lần này diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc – nền kinh tế lớn nhất châu Á, trong một chuỗi những tranh chấp về các hòn đảo gần các mỏ dầu và khí đốt tiềm năng.

Quan hệ giữa Tokyo và Moscow cũng đóng băng sau khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thăm một phần trong chuỗi các hòn đảo phía Bắc Nhật Bản mà cả hai nước (Nhật Bản và Trung Quốc) đều tuyên bố chủ quyền. Các vấn đề  ngoại giao khác có thể đưa ra bao gồm các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và nỗ lực của các cường quốc thế giới để kiềm chế hoạt động hạt nhân của Iran…

Vân Anh (Theo Reuteurs, CNN)