Gần 4.000 chỉ tiêu dự kiến vào ĐH Bách Khoa TP HCM

ĐH Bách khoa TP HCM, ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2010. Theo đó, chỉ tiêu năm nay của ĐH Bách khoa là 3.900, ĐH Khoa học tự nhiên 3.550.

ĐH Bách khoa TP HCM, ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2010. Theo đó, chỉ tiêu năm nay của ĐH Bách khoa là 3.900, ĐH Khoa học tự nhiên 3.550.

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 của ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) là 3.900, trong đó, hệ ĐH là 3.750,  CĐ là 150 chỉ tiêu. Năm nay, chỉ tiêu một số ngành hệ ĐH tăng hơn so với năm 2009. Trường tuyển mới ngành kiến trúc (kiến trúc dân dụng và công nghiệp) với 40 chỉ tiêu, thi tuyển khối V.

Trường tuyển sinh ĐH trong đợt 1 thi khối A và V vào ngày 4- 5/7/2010, điểm toán, lý, hóa không nhân hệ số. Riêng ngành kiến trúc (mã ngành 117) thi khối V gồm toán và lý thi theo đề khối A cộng với môn năng khiếu vẽ đầu tượng thi riêng (toán nhân hệ số 2, lý và năng khiếu không nhân hệ số). Hệ CĐ không tổ chức thi, chỉ xét tuyển từ các thí sinh thi ĐH khối A.

Thí sinh dự thi ĐH năm 2009. Ảnh: Trung Kiên
Thí sinh dự thi ĐH năm 2009. Ảnh: Trung Kiên

ĐH Bách khoa năm nay tuyển 170 sinh viên chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp, tuyển từ các thí sinh đã trúng tuyển vào trường ở tất cả các ngành; tuyển 50 sinh viên vào khóa 5 chương trình đào tạo tiên tiến (dự án của Bộ GD-ĐT) nhóm ngành điện - điện tử - áp dụng quy trình đào tạo và chương trình của ĐH Illinois - Mỹ. Trường cũng tuyển sinh liên kết đào tạo quốc tế bậc ĐH (với các ĐH Mỹ, Úc, Nhật) các ngành quản lý, điện - điện tử, công nghệ thông tin, dầu khí, xây dựng...; các lớp tăng cường tiếng Pháp - AUF (cộng đồng Pháp ngữ) ngành điện - điện tử và ngành xây dựng và lớp tăng cường tiếng Nhật cho ngành điện - điện tử.

Có 250 chỉ tiêu kỹ sư tài năng sẽ tuyển từ các sinh viên đang học năm trên ngành cơ khí - cơ điện tử, điện - điện tử, công nghệ hóa học, xây dựng và công nghệ thông tin.

Riêng ngành bảo dưỡng công nghiệp hệ CĐ, chương trình do các trường IUT của Pháp tài trợ - được liên thông lên ĐH ngành cơ khí - kỹ thuật chế tạo. Ngoài ra còn có 60 chỉ tiêu liên thông từ CĐ bảo dưỡng công nghiệp lên ĐH ngành cơ khí (chỉ tiêu này chưa có trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2010).

Các ngành
đào tạo

Mã ngành

Khối

Số thí sinh dự thi

Chỉ tiêu 2009

Tỷ lệ “chọi” 2009

Điểm chuẩn 2007

Điểm chuẩn 2008

Điểm chuẩn 2009

Chỉ tiêu dự kiến 2010

Hệ ĐH

10731

3450

3,11

3750

Công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính)

106

A

1427

330

4,32

23,5

21,0

21,5

330

Điện - điện tử (điện năng - kỹ thuật điện, tự động hóa và điều khiển, điện tử - viễn thông)

108

A

1653

650

2,54

23,0

20,0

20,0

650

Cơ khí - cơ điện tử (cơ điện tử, cơ điện, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật nhiệt lạnh, kỹ thuật máy xây dựng & nâng chuyển)

109

A

968

370

2,62

18,0

500

Kỹ thuật dệt may

112

A

107

70

1,53

18,0

16,0

15,0

70

Công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học (kỹ thuật hóa học, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học)

114

A

1606

410

3,91

21,0

410

Xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu đường, cảng và công trình biển, xây dựng công trình thủy - cấp thoát nước)

115

A

1256

470

2,67

18,0

520

Kiến trúc

117

V

40

Kỹ thuật địa chất - dầu khí (địa chất dầu khí, công nghệ khoan và khai thác dầu khí, địa kỹ thuật, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường)

120

A

874

150

5,83

18,0

17,0

18,5

150

Quản lý công nghiệp (quản lý công nghiệp, quản trị kinh doanh)

123

A

850

160

5,31

20,0

17,5

18,0

160

Kỹ thuật và quản lý môi trường (kỹ thuật môi trường, quản lý công nghệ môi trường)

125

A

412

160

2,58

19,0

16,0

16,0

160

Kỹ thuật phương tiện giao thông (hàng không, ôtô, tàu thủy)

126

A

295

120

2,46

19,0

16,5

16,0

160

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

127

A

56

80

0,7

18,0

17,0

15,0

80

Công nghệ vật liệu (vật liệu polymer - silicat - kim loại)

129

A

285

200

1,43

19,0

17,0

16,0

200

Trắc địa (trắc địa, địa chính, GIS - hệ thống thông tin địa lý)

130

A

141

80

1,76

18,0

16,0

15,0

90

Vật liệu và cấu kiện xây dựng

131

A

111

70

1,59

18,0

16,0

15,0

80

Cơ kỹ thuật

133

A

100

70

1,43

18,5

16,0

15,0

Vật lý kỹ thuật - Cơ kỹ thuật (kỹ thuật y sinh, kỹ thuật laser, cơ kỹ thuật)

136

A

115

60

1,92

18,0

16,0

15,0

150

Hệ Cao Đẳng

150

Bảo dưỡng công nghiệp

C65

A

10

150

0,06

12,0

10,0

10,0

150

ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM dự kiến tuyển 2.750 chỉ tiêu ĐH

Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của  ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) như năm 2009 là 3.550 chỉ tiêu, trong đó hệ ĐH có 2.750 chỉ tiêu, hệ CĐ có 800 chỉ tiêu và không mở ngành đào tạo mới. Trường tuyển sinh trong cả nước, vùng tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trường tổ chức thi hai đợt: khối A ngày 4 - 5/7/2010; khối B ngày 9 và 10/7/2010. Điểm trúng tuyển theo ngành, nhóm ngành.

Nhóm ngành công nghệ thông tin: điểm trúng tuyển chung cho tất cả các ngành. Căn cứ kết quả học tập ba học kỳ đầu và nguyện vọng của sinh viên, trường sẽ xét sinh viên vào học một trong các ngành thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin. Riêng hệ CĐ của trường không tổ chức thi tuyển, mà lấy kết quả thi ĐH của những thí sinh đã dự thi khối A vào các ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.

Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh năm 2010 của ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM (mã trường QST) và điểm chuẩn năm 2009, 2008, 2007, cùng tỷ lệ “chọi” năm 2009:

Các ngành
đào tạo

Mã ngành

Khối

Số thí sinh dự thi

Chỉ tiêu 2009

Tỷ lệ “chọi” 2009

Điểm chuẩn 2007

Điểm chuẩn 2008

Điểm chuẩn 2009

Chỉ tiêu dự kiến 2010

Hệ Đại học

14279

2750

5,19

2750

Toán - Tin học (Giải tích, Đại số, Giải tích số, Tin học ứng dụng, Toán kinh tế, Thống kê, Toán cơ, Phương pháp toán trong tin học)

101

A

643

300

2,14

16,0

16,0

15,0

300

Vật lý (Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Vật lý điện tử, Vật lý ứng dụng, Vật lý hạt nhân, Vật lý trái đất, Vật lý - Tin học, Vật lý môi trường)

104

A

419

250

1,68

15,0

15,0

14,5

250

Điện tử viễn thông (Điện tử nano, Máy tính & mạng, Viễn thông, Điện tử y sinh)

105

A

527

200

2,64

18,0

19,0

17,0

200

Hải dương học - Khí tượng - Thủy văn (Hải dương học vật lý, Hải dương học toán tin, Hải dương học hóa sinh, Hải dương học kỹ thuật kinh tế, Khí tượng và thủy văn)

109

A

123

50

2,46

15,0

15,0

14,0

100

B

248

50

4,96

4,96

15,0

Nhóm ngành Công nghệ thông tin:

107

A

2219

550

4,03

20,0

20,0

18,0

550

+ Mạng máy tính & Viễn thông

+ Khoa học máy tính

+ Kỹ thuật phần mềm

+ Hệ thống thông tin

Hóa học (Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa lý)

201

A

923

250

3,69

17,0

16,0

17,0

250

Địa chất (Địa chất dầu khí, Địa chất công trình - Thủy văn, Điều tra khoáng sản, Địa chất môi trường)

203

A

402

75

5,36

15,0

15,0

14,0

150

B

1633

75

21,77

19,0

20,0

18,0

Khoa học môi trường (Khoa học môi trường, Tài nguyên môi trường, Quản lý môi trường, Tin học môi trường, Môi trường & tài nguyên biển)

205

A

371

75

4,95

16,5

16,0

15,0

150

B

1320

75

17,6

19,0

22,0

18,0

Công nghệ môi trường

206

A

305

60

5,08

16,5

16,0

15,5

120

B

692

60

11,53

20,5

24,0

17,0

Khoa học vật liệu (Vật liệu màng mỏng, Vật liệu polyme)

207

A

208

180

1,16

15,0

15,0

13,0

180

Sinh học (Tài nguyên môi trường, Sinh học thực vật, Sinh học động vật, Vi sinh sinh hóa)

301

A

300

300

B

1468

4,89

16,0

19,5

15,0

Công nghệ sinh học (Sinh học y dược, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học công nghiệp, Sinh tin học)

312

A

416

70

5,94

18,0

20,0

17,0

200

B

1554

130

11,95

24,0

25,0

18,0

Hệ Cao đẳng

 

800

Tin học

C67

A

800

12,0

11,5

10,0

800

Tỷ lệ “chọi” được tính theo số lượng thí sinh đến dự thi, không tính theo số hồ sơ đăng ký dự thi. Theo đó, tỷ lệ “chọi” thật = hệ số k = số thí sinh đến dự thi/số chỉ tiêu, còn tỷ lệ “chọi” ảo là: tỷ lệ "chọi" ảo = số hồ sơ đăng ký dự thi/số chỉ tiêu.

Tuy nhiên, thực tế, có những trường tỷ lệ “chọi” dù không cao (ví dụ 1 “chọi” 5 hoặc 6) nhưng cạnh tranh giữa các thí sinh lại khá gắt. Vì trường có đông thí sinh dự thi chưa hẳn đã là những trường tốp trên, thí sinh nhiều nhưng thường chỉ ở trình độ trung bình khá. Thực tế tuyển sinh những năm qua cho thấy, sinh không nên quan tâm đến tỷ lệ “chọi” (số thí sinh dự thi/ chỉ tiêu tuyển của ngành, trường đó) mà cần tập trung vào việc ôn tập thật tốt để bước vào kỳ thi. Vì một số trường thuộc hàng "top" thường tập hợp những thí sinh giỏi, rất giỏi ở các vùng miền, nên dù ít thí sinh dự thi nhưng đương nhiên tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn rất nhiều.

Đơn cử, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) dù hệ số này thấp, nhưng điểm chuẩn vẫn cao vì trường thu hút hầu hết thí sinh khá giỏi trở lên. Chẳng hạn ngành xây dựng của trường này chỉ tiêu hằng năm đều là 300, thì năm 2008 ngành có 1.463 thí sinh dự thi, tức là 1 “chọi” 5, điểm chuẩn là 20,5. Năm 2007 ngành này có 935 thí sinh dự thi, 1 “chọi” 3, điểm chuẩn là 21...

Theo các chuyên gia tuyển sinh, việc căn cứ vào tỷ lệ “chọi” đôi khi cũng đưa ra quyết định sai lầm, vì tỷ lệ “chọi” thường diễn biến không nhất quán giữa các năm, bởi tâm lý số đông thấy năm trước đã nhiều người dự thi thì năm sau lại không dám đăng ký nữa. Do đó, tỷ lệ “chọi” chỉ để tham khảo, không phải yếu tố quyết định vì còn tùy thuộc năng lực học tập của các thí sinh đăng ký dự thi.

Điều thí sinh cần quan tâm nhất là điểm trúng tuyển của trường (hoặc khoa, ngành). Ở mức trên 20 đến gần 30 điểm (ba môn chưa nhân hệ số) là những trường tốp trên. Ở mức trên dưới 20 điểm tới khoảng 18-19 điểm là những trường tốp giữa. Một số trường có điểm trúng tuyển sát điểm sàn, hoặc CĐ, ĐH dân lập, tư thục không thi tuyển mà chỉ xét tuyển… là những trường tốp cuối.

Lưu ý, có những ĐH dân lập, tư thục nhưng điểm cũng tương đương tốp giữa, và có những trường dù không thi, chỉ xét tuyển nhưng độ cạnh tranh cũng rất cao. Đối chiếu với trình độ của mình và số lượng chỉ tiêu, thí sinh sẽ có được quyết định tương đối chính xác. Ngoài ra thí sinh nên quan tâm tới trường công lập hay tư thục, dân lập; địa chỉ đào tạo… (có trường dù điểm trúng tuyển cao nhưng hệ đào tạo đặt tại một số địa phương thì lấy điểm thấp hơn), học phí, phương thức đào tạo và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường.

Theo Đất việt

Đọc thêm