Gần 50% SV luật là thí sinh trượt ĐH chính quy

Trong  20.000 SV luật nhập học hàng năm, có gần 6.000 SV hệ chính quy; với  mức điểm trúng tuyển từ 15 - 20. Còn lại, 10.000 SV hệ tại chức, phần lớn là những người thất bại trong kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy.

Trong  20.000 SV luật nhập học hàng năm, có gần 6.000 SV hệ chính quy; với  mức điểm trúng tuyển từ 15 - 20. Còn lại, 10.000 SV hệ tại chức, phần lớn là những người thất bại trong kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy.

Đó là kết quả một cuộc điều tra về đào tạo Luật ở Việt Nam do GS Mark Sidel (Đại học Iowa Hoa Kỳ), Nicolas Booth và TS. Phạm Duy Nghĩa (Chủ nhiệm bộ môn Luật Kinh doanh, khoa Luật, ĐHQG Hà Nội) vào cuối năm 2009.

Cuộc điều tra này nằm trong khuôn khổ một nghiên cứu khảo sát của tổ chức UNDP (Cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc).

20.000 SV Luật nhập học mỗi năm, chất lượng sẽ ra sao?

Hiện nay, có khoảng 25 cơ sở đào tạo Luật từ Bắc chí Nam (Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình Dương, TP.HCM, Cần Thơ và các cơ sở liên kết).

Số sinh viên học hệ đào tạo chính quy với  mức điểm trúng tuyển từ 18-20 (khối A, D); 15-18 điểm (khối C).

Cũng theo khảo sát này, 10.000 SV Luật hệ tại chức phần lớn là những người thất bại trong kỳ thi tuyển sinh ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức… Ngoài ra, là các cán bộ địa phương.

Có  1.000 SV hệ văn bằng 2; 460 SV cao học và 80 nghiên cứu sinh tiến sỹ. Ngoài ra, còn có các hệ đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn…

Mức học phí ở hệ chính quy khoảng 240.000 đồng/tháng (hoặc 75.000 đồng/tín chỉ).

Trong khi đó, SV hệ tại chức nộp khoảng 2 triệu đồng/học kỳ; SV hệ đào tạo từ xa nộp khoảng 2,5 triệu đồng/học kỳ. Còn học viên cao học có mức học phí từ 2-3,5 triệu đồng/học kỳ, tùy địa bàn (Hà Nội hay TP.HCM); nghiên cứu sinh tiến sỹ có mức đóng góp khoảng 2,5 triệu đồng/học kỳ.

Cơ sở đào tạo Luật lớn nhất là ĐH Luật Hà Nội với khoảng 1600 - 1800 chỉ tiêu hệ chính quy, và xấp xỉ chừng đó chỉ tiêu hệ tại chức mỗi năm. Tiếp đó là  ĐH Luật TP.HCM, Khoa Luật của ĐHQG Hà Nội.

Bên cạnh đó, còn nhiều cơ sở đào tạo Luật khác như ĐH Ngoại thương Hà Nội; ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội; ĐH Kinh tế TP.HCM; ĐH Vinh; ĐH Huế; ĐH Cần Thơ; ĐH Đà Lạt; ĐH Mở Hà Nội; ĐH Đà Nẵng; Học viên Cảnh sát nhân dân; ĐH Đắk Lắk; ĐH Bình Dương…

Các trường ĐH ngoài công lập, chỉ có ĐH quốc tế Hồng Bàng có phân khoa Luật kinh doanh quốc tế, thuộc khoa Kinh tế quốc tế.

Còn các trường khác, "bỗng dưng” bị ngừng. Năm 1995, sau khi đã tuyển được 2 khóa với khoảng 250 SV nhập học ngành Luật kinh tế, Trường ĐH dân lập Phương Đông đã phải ngừng đào tạo ngành Luật kinh tế.

Ông Nguyễn Trọng Đặng, hiện là Phó phòng đào tạo của trường,  chính là SV Luật kinh tế khóa đầu tiên, nhớ lại: Khi đó, người đứng đầu khoa là GS. Đào Trí Úc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhà nước & Pháp luật. Giáo trình giảng dạy lúc đó là từ ĐH Luật Hà Nội và khoa Luật, ĐHQG Hà Nội. Đội ngũ giảng viên cũng đến từ các trường này.

Mặc dù, thời điểm đó, nhu cầu đối với lĩnh vực này tương đối lớn, nhưng không rõ vì lí do gì cả ĐH dân lập Phương Đông và ĐH Dân lập Đông Đô đều phải ngừng đào tạo Luật.

Cần bao nhiêu cử nhân luật để "lọc" ra 150 luật sư quốc tế?

Đề cương chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 do Bộ Tư pháp khởi động đưa ra mục tiêu: Phấn đấu có 17.000 luật sư, bằng ba lần hiện nay.

Còn theo đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế từ 2010 đến năm 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt, đến 2015, sẽ có 400 luật sư được đào tạo chuyên sâu về thương mại đầu tư; đến 2020 sẽ là 1.500 người, trong đó 150 người đạt trình độ quốc tế.

Những ai muốn theo nghề LS thì phải có bằng cử nhân Luật, và tham gia khóa đào tạo LS trong vòng 6 tháng. Sau đó, tập sự 18 tháng tại một tổ chức hành nghề LS và phải thi đỗ trong kì thi kiểm tra của Bộ Tư pháp.

Theo nhiều cử nhân Luật, thời gian 6 tháng thực ra không nhiều, chủ yếu là tổng hợp lại kiến thức.

Còn ông Trương Thanh Đức, Trưởng văn phòng Luật Basico thì nhận định: “Mọi người đều cảm nhận đó là 1 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chứ không phải là đào tạo LS. Vì vậy, còn xa mới đáp ứng được nhu cầu”.

Theo

Đọc thêm