Gian nan cuộc chiến chống tham nhũng cấp cao ở Mỹ

Bộ Tư pháp Mỹ mới kết thúc hoạt động điều tra mà đối tượng là các thành viên trong Quốc hội. Kết quả cho thấy cơ quan chống tham nhũng hàng đầu gần như tê liệt sau khi vụ bê bối Cựu Thượng nghị sĩ Ted Stevens bị vỡ lở.

Bộ Tư pháp Mỹ mới kết thúc hoạt động điều tra mà đối tượng là các thành viên trong Quốc hội. Kết quả cho thấy cơ quan chống tham nhũng hàng đầu gần như tê liệt sau khi vụ bê bối Cựu Thượng nghị sĩ Ted Stevens bị vỡ lở.

Cựu Thượng nghị sĩ Ted Stevens.
Cựu Thượng nghị sĩ Ted Stevens.

Các luật sư của Thượng nghị sĩ John Ensign thuộc đảng Cộng hòa bang Nevada cho biết, các công tố viên liên bang sẽ không quy kết thân chủ của ông tội vi phạm luật vận động hành lang vì đã âm mưu giúp đỡ cựu phụ tá của mình, người mà ông Ensign có mối quan hệ ngoài hôn nhân với vợ của anh ta.

Một vài ngày sau, các luật sư đại diện cho dân biểu Jerry Lewis thuộc đảng Cộng hoà bang California bị điều tra sau những nghi ngờ liên quan tới các khoản chi tiêu của chính phủ, thông báo rằng thân chủ của họ cũng không bị buộc tội.

Một loạt các cuộc điều tra khác tập trung vào những quan chức trong Chính phủ Mỹ như Tom DeLay, Cựu Chủ tịch phe đa số tại Hạ viện đồng thời là thành viên đảng Cộng hoà bang Texas, Nghị sĩ Don Young, đảng Cộng hoà bang Alaska và Nghị sĩ Alan B.Mollohan, đảng dân chủ bang Tây Virginia. Tuy nhiên, tất cả những cuộc điều tra này đều khép lại mà không có lời buộc tội nào.

Kết quả của các cuộc điều tra đã nhận được những ý kiến trái chiều. Ông Gerald Hebert, Giám đốc Điều hành của Campaign Legal Centre (tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của tiền bạc đến chính trị) chỉ trích những người tiến hành cuộc điều tra là những kẻ nhát gan.

Phản bác lại chỉ trích này, Lanny Breuer, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ phụ trách Cục Hình sự biện minh rằng họ không thể buộc tội ai nếu như không có chứng cứ xác đáng. Ông Jack Smith, phụ trách lĩnh vực công thuộc Bộ Tư pháp cũng nói: “Nếu tôi là một kẻ nhát gan, tôi đã kiếm một công việc khác”. Ông khẳng định, cho dù đối tượng điều tra là một thành viên trong Quốc hội cũng không làm thay đổi công tác điều tra đánh giá của mình.

Dân biểu Don Young.
Dân biểu Don Young.

Trong những năm gần đây, việc truy tố các nhà lập pháp trở nên khó khăn hơn bởi những quy định của toà án liên bang. Họ thu hẹp những gì gọi là “công vụ” vì mục đích hối lộ, và cấm một vài cuộc điều tra có thể làm cho những thông tin cơ mật được bảo vệ theo Hiến pháp bị dò rỉ.

Điển hình là cuộc điều tra nhằm vào nghị sĩ đảng Cộng hoà bang Alaska Ted Stevens được tiến hành trước đó 20 tháng đã trở thành “công cốc” khi toà án đã “cố tình” không vạch trần bằng chứng giả mạo có lợi cho Stevens. Sau vụ bê bối này, bản thân những người cầm cân nảy mục trong phiên toà cũng bị điều tra. Hai trong số đó bị bãi chức và một người tự sát.

Tuy nhiên, ông Jack Smith cũng bày tỏ sự lạc quan khi nói rằng giờ đây tinh thần chống tham nhũng đã lên cao hơn, hàng trăm luật sư đã nộp đơn ứng tuyển vào công việc chống tham nhũng tại Bộ Tư pháp, cho dù họ sẽ phải đối mặt với những những áp lực, đe doạ trong mỗi vụ việc điều tra.

Mặt khác, nhiều vụ phạm pháp đã bị phanh phui. Mới đây, một bản cáo trạng của 11 nhà lập pháp tiểu bang Alabama , gồm quan chức và người làm công tác vận động hành lang, vì có hành vi hối lộ. Trong số đó một người đã nhận tội.

Một vụ việc khác, Paul Magliocchetti, từng là phụ tá cho nghị sĩ John P.Murtha, thành viên đảng Dân chủ bang Pennsylvania kiêm tịch Uỷ ban phân bổ ngân sách nhà nước, cũng nhận tội đứng sau một chiến dịch quyên góp bất hợp pháp vào tháng 9/2008.

Phạm vi điều tra sau đó được mở rộng, Nghị sĩ đảng dân chủ Peter J.Visclosky bang Indiana với tư cách là người thứ 3 có liên quan cũng nhận được một trát hầu toà, nhưng vụ việc sau đó không có tiến triển gì hơn.

Vân Anh (Theo NYT)