Uber và thách thức kinh doanh truyền thống ở Việt Nam

(PLO) - Taxi  Uber có được phép hoạt động ở VN hay không? Đó vẫn là câu hỏi cần nhà quản lý trả lời sớm. 
Uber và thách thức kinh doanh truyền thống ở Việt Nam
Thăm dò ý kiến
Bạn ủng hộ triển khai hay khai tử dịch vụ Taxi Uber?

Cho hợp pháp hay "khai tử" loại hình kinh doanh Uber?
Trong khi dịch vụ của Uber đã bị cấm ở Đức, Hàn Quốc, Australia, Philippines, tại Việt Nam vấn đề cho hợp pháp hay "khai tử" loại hình kinh doanh mới này chắc chắn sẽ còn là một đề tài còn phải tranh luận dài hơi. Ngay trong nội bộ Bộ GTVT cũng đã có những ý kiến trái chiều.

Tại cuộc họp báo của Bộ GTVT chiều 1-12 về tuyên truyền thực hiện các nghị định, thông tư mới liên quan tới lĩnh vực giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định hoạt động taxi Uber tại Việt Nam chưa hợp pháp: "Nếu có thì phải có quy định mà chưa có quy định nghĩa là vi phạm”.

Hoạt động vận tải trực tiếp thu tiền của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải như trên là trái với Luật Giao thông đường bộ và nghị định kinh doanh vận tải bằng ô tô. Người lái xe không được quản lý theo quy định nên tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn giao thông (ATGT), an toàn tài sản cho chính bản thân người đi xe. - ông Trường nói thêm.

Trước nhiều ý kiến phản đối taxi Uber, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã lên tiếng yêu cầu các cơ quan chuyên môn nghiên cứu để tạo hành lang pháp lý nếu Uber thực sự có khả năng hữu dụng. Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh, phải bỏ ngay tư tưởng không quản được thì… cấm.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng:"Phải bỏ ngay tư tưởng không quản được thì… cấm" (Ảnh intenet)
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng:"Phải bỏ ngay tư tưởng
không quản được thì… cấm" (Ảnh intenet)
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận định: “Rõ ràng là loại hình kinh doanh này có giá thấp hơn so với taxi thông thường. Chi phí thấp, người dân thấy lợi khi sử dụng. Trên thế giới người ta đã ứng dụng rồi, vậy tại sao ta không làm?”. Và theo Bộ trưởng Thăng, nếu loại hình kinh doanh bằng phần mềm Uber chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thì người làm chính sách phải có trách nhiệm bổ sung để hợp pháp hoá. Phải làm sao để thuận cho quản lý nhưng tiện lợi cho người dân.
Uber thách thức kinh doanh taxi truyền thống ở Việt Nam

Mặc dù mới xuất hiện ở TP HCM được 4 tháng và một thời gian rất ngắn tại Hà Nội, nhưng Uber đã nhận được sự chào đón của người sử dụng, bởi phương án kinh doanh lạ, rẻ, tiện lợi và đặc biệt là kín đáo dưới hình thức xe gia đình.

Ông Mike Brown (Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của Uber) cho hay: “Tại Việt Nam, Uber vẫn còn là một ứng dụng khá là mới. Trước đây, các tài xế taxi phải chạy trên đường để tìm kiếm khách hàng, rất không hiệu quả, tốn xăng... Nhưng với Uber, lái xe biết ở đâu đang cần họ và khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với tài xế ở nơi gần nhất. Kết quả là có một hệ thống hiệu quả hơn, tài xế tiết kiệm được thời gian, kiếm được nhiều tiền hơn bởi không phải đi lòng vòng tìm khách.

Uber đã gây tranh cãi khi Hiệp hội taxi TP HCM cho rằng hoạt động kinh doanh này trái quy định và điều kiện vận tải hành khách bằng ôtô.
Uber đã gây tranh cãi khi Hiệp hội taxi TP HCM cho rằng hoạt động kinh doanh này  trái quy định và điều kiện vận tải hành khách bằng ôtô.

Mỗi tài xế taxi dùng Uber đều tuân thủ pháp luật Việt Nam, nghĩa là phải có bằng lái xe, đăng ký xe hợp lệ… Mọi yêu cầu về pháp luật đều được Uber và các tài xế hợp tác tuân thủ. Điều chúng tôi cần làm là tiếp tục giải thích với Chính phủ Việt Nam về mô hình hoạt động để cơ quan chức năng có thể hiểu ứng dụng này hoạt động như thế nào.

Uber không phải là một công ty taxi, mà là một công ty công nghệ. Chúng tôi không sở hữu đội xe hay thuê lái xe mà chỉ đơn giản kết nối người cần di chuyển với lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đăng ký. Điều này cũng giống như eBay kết nối người mua hàng và ngưới bán hàng.

Trước trách nhiệm về nghĩa vụ thuế đối với việc triển khai dịch vụ này tại Việt Nam, trong khi khách hàng và tài xế chỉ giao dịch qua thẻ thanh toán, không dùng tiền mặt như cách thức thanh toán truyền thống hiện nay, phía đại diện Uber khẳng định: 
“Trước khi vào một thị trường nào đó chúng tôi tìm hiểu thị trường đó rất là kỹ, trong đó có thuế. Chúng tôi khẳng định hoàn toàn tuân thủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên, Uber mới hoạt động tại TPHCM 4 tháng nên tôi không rõ liệu đã diễn ra kỳ thu thuế đầu tiên hay chưa”.

Hiện Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của Uber  đang có mặt tại HN và cho biết đã ký hợp tác với các hãng vận tải được cấp phép để đảm bảo lợi ích của người dùng. Trong trường hợp cơ quan chức năng yêu cầu công bố thông tin, Uber sẽ vui lòng hợp tác trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Phía Uber cũng cho rằng họ là một công ty công nghệ kinh doanh hợp pháp. “Chúng tôi rất mong muốn làm việc với Chính phủ Việt Nam. Trước mắt, chúng tôi hy vọng có cơ hội gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để giới thiệu về công nghệ của mình, cho thấy nó hoạt động như thế nào, có ích ra sao với thành phố.

Quan trọng, chúng tôi muốn giải thích cặn kẽ với Chính phủ Việt Nam là cần tập trung vào vấn đề an toàn. Dịch vụ Uber sẽ giúp giảm tỷ lệ người dân uống rượu khi đang lái xe”./.

Đọc thêm