Việt Nam cần có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng trong phát triển giao thông công cộng

(PLO) - Chiều 7/5, Đại sứ quán Thụy Điển, Hội đồng Thương mại và Đầu tư Thụy Điển phối hợp với UBND TP Hà Nội đã tổ chức thảo luận bàn tròn “Thúc đẩy vận hành và quản lý giao thông công cộng hiệu quả: Chia sẻ kinh nghiệm thành công của Thụy Điển tại các nước đang phát triển”.
Chuyên gia trao đổi thông tin tại hội thảo
Chuyên gia trao đổi thông tin tại hội thảo

Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam tạo ra nhiều khó khăn và thách thức, như tốc độ phát triển đô thị vượt quá khả năng của chính quyền địa phương về đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dịch vụ, hạn chế về nguồn vốn và thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội…

Với định hướng tới đô thị hoá bền vững của Chính phủ, giao thông công cộng (GTCC) đã trở thành nhân tố chính trong hành trình phát triển đô thị. Trong chiến lược phát triển GTCC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu biến GTCC thành lựa chọn ưu tiên bên cạnh kiểm soát tăng trưởng xe cá nhân và nâng cao chất lượng giao thông đô thị. Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt được 20% số xe buýt và taxi sử dụng LPG, CNG hoặc năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để đạt được những mục tiêu trên, Việt  Nam cần có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng và nghiên cứu các trường hợp thành công từ các nước đi đầu trong lĩnh vực này.

Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg cho biết “khi mức độ đô thị hóa ngày càng tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, các thành phố ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ trong lĩnh vực vận tải. Sự sáng tạo và kinh nghiệm chuyên môn của Thụy Điển có thể mang lại giá trị lớn giúp Việt Nam tìm kiếm các giải pháp bền vững”. 

Đọc thêm