Phường hay Quận nên bị kiểm điểm trong vụ "khuyến cáo" rò rỉ chất độc thủy ngân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông

(PLVN) - Công bố về độ nguy hại môi trường sống mới đây từ Bộ TN&MT của cư dân xung quanh nhà máy Rạng đông là báo động. Vậy thì, việc UBND Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội vội vả kiểm điểm bà Phó chủ tịch Phường Hạ Đình là một việc xử lý theo kiểu “trên ép dưới”, mà chưa hiểu rỏ bản chất của sự việc. 

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông gây bức xúc dư luận vì nhiễu loạn thông tin
Vụ cháy nhà máy Rạng Đông gây bức xúc dư luận vì nhiễu loạn thông tin

Lật lại văn bản ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình đã phát đi thông báo tới người dân về việc bầu không khí bị nhiễm bụi do ảnh hưởng của vụ cháy kho Công ty Rạng Đông. Được biết, thông báo ban đầu do bà Trần Thị Nhiên, Phó Chủ tịch UBND phường Hạ Đình ký và thông báo đến người dân.

Thông báo này khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh cá nhân; sơ tán người già, trẻ nhỏ, người bệnh ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng; không sử dụng nước tại các bể chứa, thực phẩm, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày; đặc biệt, cần tiêu hủy các loại trái cây tự trồng trong bán kính từ đám cháy 500 m.

Chưa đầy 24h sau đó, ngày 30/8, Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã ra văn bản thu hồi thông báo này vì lý do "không đúng thẩm quyền".

Việc thu hồi văn bản này chắc chắn phải nhận “sức ép chỉ đạo” từ UBND quận. Ngay sau đó Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân Lê Mai Trang cho biết, UBND quận đã kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình vì đã ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

"Sáng nay 30/8, UBND quận đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành kiểm tra không khí, nguồn nước trên địa bàn, khoảng 4 ngày tới sẽ có kết quả. Lúc đó, ô nhiễm hay không, ảnh hưởng tới người dân ra sao, quận sẽ có thông báo", Phó Chủ tịch quận Thannh Xuân thông tin.

Sự việc ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng, trong đó có hóa chất độc hại như thủy ngân, nhưng Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân nói phải đợi 4 ngày sau mới biết “ô nhiễm hay không” liệu có "đúng thẩm quyền"?.

Ô nhiễm không khí là không thể chờ đợi ngày nào hết mà phải cảnh báo ngay, thậm chí di dời cư dân vì mức đó lây lan của nó là không thể kiểm soát. Sau đó là việc làm của giới chuyên môn để có kết luận cuối cùng.

Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân còn cho biết, “Quận đã kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình vì đã ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân hoang mang, lo lắng”.

Mới đây Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng đã gửi thư xin lỗi nhân dân vì môi trương sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tiếp đó là cảnh báo nguy hại sức khỏe sau kết quả quan trắc từ Bộ TN&MT.

Sự việc này cho thấy, mặc dù "không đúng thẩm quyền" nhưng văn bản của UBND phường Hạ Đình lại là một khuyến cáo cần thiết đối với sự cố gây nguy hại sức khỏe để người dân phòng tránh lây nhiêm. Song, việc làm này lại bị phê bình.

Trong khi trước một sự cố môi trường nghiêm trọng này, lãnh đạo Quân lại lại không quan tâm đến các giải pháp bảo vệ sức khỏe người dân mà lại đòi “kiểm điểm nghiêm khắc” với Phó chủ tịch Phường. 

Khi sự việc đã có kết quả như hiện nay, có lẽ lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân mới đáng bị kiểm điểm?

Qua phân tích cụ thể các mẫu, chất lượng môi trường không khí, đất, nước, tro xỉ sau cháy của sở TNMT HN, viện sức khỏe nghề nghiệp, Tổng cục Môi trường từ 30/8 – 1/9, hiện trạng môi trường cụ thể:

Kết quả thủy ngân: 1/12 mẫu nước mặt có giá trị thủy ngân vượt QCVN từ 1,3 lần; 1/8 mẫu có giá trị vượt quy chuẩn 40 cột A là 1.36 lần; giá trị quy chuẩn cao nhất tại cống của cty vượt hơn 6 lần.

Kết quả so sánh với các tiêu chuẩn mà WHO và Châu Âu, Mỹ, Canada khuyến cáo thì có 4 vị trí lấy mẫu vượt quy chuẩn, hướng phát tán tại vị trí hàng rào, tại khoảng cách 200m, 500m, 1000m, các mẫu phát hiện đều có mẫu thủy ngân vượt chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở đô thị. Cao vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO từ 10 – 30 lần, ngưỡng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.

Căn cứ vào khuyến cáo của WHO thì tỉ lệ này cao lên. 2/9 vị trí nước mặt ở hồ Hạ Đình và Sông Tô Lịch có nồng độ thủy ngân cao hơn ngưỡng cho phép. Mẫu đất trong khuôn viên của vườn hoa công ty có hàm lượng thủy ngân cao hơn vị trí khác”.

(Công bố kết quả quan trắc của Bộ TN&MT)

Đọc thêm