Hà Nội có tái diễn "đại hồng thủy" như năm 2008?

“Mưa như sáng 13/7 thì không lo vì mưa cục bộ trong giai đoạn ngắn sẽ bơm xả nước được hết. Tuy nhiên, theo nguyên lý hiện tượng trong thiên nhiên thì những gì đã xảy ra sẽ xảy ra tiếp, chỉ không biết đến bao giờ nó xảy ra thôi".
“Mưa như sáng 13/7 thì không lo vì mưa cục bộ trong giai đoạn ngắn sẽ bơm xả nước được hết. Tuy nhiên, theo nguyên lý hiện tượng trong thiên nhiên thì những gì đã xảy ra sẽ xảy ra tiếp, chỉ không biết đến bao giờ nó xảy ra thôi".

Quanh trận mưa lớn gây ngập nặng trung tâm TP Hà Nội sáng 13/7,chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm KTTVTW về khả năng liệu có tái diễn trận "đại hồng thủy" bao vây Hà Nội thành "ốc đảo" như năm 2008?

- Thưa ông, trận mưa lớn sáng 13/7 đã khiến khu trung tâm Hà Nội bị “dìm” trong biển nước, Trung tâm dự báo KTTVTW có lường trước được trận mưa lớn như vậy không?

Đợt mưa này đã được dự báo trong bản tin dự báo của Trung tâm dự báo KTTVTW. Chúng tôi dự báo có mưa rào và giông, nhưng hiện chưa có khả năng cảnh báo được mưa lớn và mưa rất to - nếu có thì cũng chỉ dự báo được trong thời gian rất ngắn. Như sáng 13/7, chúng tôi có bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm khu vực Hà Nội - còn khản năng dự báo dài và cụ thể lượng mưa bao nhiêu mm thì vẫn còn ở tương lai.
Năm 2010 sẽ còn khoảng 12 đợt mưa vừa và mưa lớn nữa... (Ảnh: Kiều Minh)
- Ông đánh giá thế nào về trận mưa này? Đây là đợt mưa lớn nhất từ đầu năm 2010 đến nay. Đợt mưa này có đặc điểm: tập trung trong một thời gian rất ngắn (khoảng 7h đến gần 10h) nhưng lượng mưa đo được rất lớn, như ở trạm Long Biên là 160 mm, ở Đặng Thái Thân là 130 mm… Mưa tập trung như vậy là rất hiếm, lại tập trung trong giờ cao điểm nên ảnh hưởng lớn đến việc đi lại làm việc của người dân Thủ đô. Cùng với đó, Hà Nội lại luôn luôn có khả năng ngập úng, cống rãnh chưa được khai thông tốt, rác rưởi nhiều gây tắc… - Đây là trận mưa được đánh giá ở cấp độ nào theo các thông số của ngành KTTV, thưa ông? Nếu mưa to phải là 100 mm trong vòng 24h, mưa vừa là 50 mm trong vòng 24h. Đợt mưa này trong khu vực nội thành là đợt mưa rất to, trong khoảng 2,5 tiếng mà lượng nước đo được đã tới 160 mm, chia ra thì mỗi giờ lượng mưa tới hơn 60 mm.- Theo ông, lý do vì sao mưa lớn lại tập trung trong nội thành? Đây đang là một câu hỏi cần nghiên cứu trả lời. Ở các nước đã nghiên cứu cho thấy, có một mối liên hệ nào đấy giữa các đô thị lớn với các đợt mưa rào và giông mạnh. - Trận mưa này liệu có phải báo hiệu mùa mưa bão chính thức bắt đầu không, thưa ông? Đúng! Biểu hiện là nắng nóng cao độ kết thúc, còn một số đợt nắng nhưng nhiệt độ không quá cao nữa. Đồng thời cũng cho thấy, người Hà Nội cần cảnh giác hơn với thời tiết, trong khi ở trung tâm TP lượng mưa rất cao thì ở khu vực lân cận TP, mưa chỉ ở mức 30-50 mm, như Hà Đông cũng chỉ 80 mm... Ở Việt Nam, tình trạng chuyển từ hạn hán, thiếu nước sang úng ngập, thừa nước rất nhanh - thừa nước vào mùa mưa nhưng lại thiếu nước vào mùa khô. - Ông có thể cho biết, dự báo sẽ còn bao nhiêu đợt mưa nữa trong mùa? Có thể nói tháng 7 đến tháng 9 là mưa lớn nhất. Hà Nội sẽ còn những trận mưa lớn tương tự thế này nhưng vấn đề là có xảy ra tập trung vào thời điểm cao điểm như sáng 13/7 hay không thì chưa biết được. Năm ngoái (2009) mưa vào thời điểm 7h - 8h cũng xảy ra 2 lần, nhưng mưa vào các buổi chiều nhiều hơn. Công tác dự báo chủ yếu ở những đợt mưa vừa, mưa lớn trên diện rộng, còn đợt mưa vừa rồi tuy lớn nhưng diện hẹp nên dự báo có khó khăn. Trong mùa mưa năm nay, trung bình mỗi tháng sẽ có 4-5 đợt mưa vừa đến mưa lớn, như vậy, thời gian còn lại còn khoảng 12 đợt mưa nữa. - Nhiều người nhìn vào đợt mưa sáng 13/7 lại lo lắng liệu có tái diễn trận “đại hồng thủy” như hồi cuối năm 2008? Câu hỏi này cũng có nhiều người quan tâm, câu trả lời thế này: trận mưa năm đó rất đặc biệt, rơi vào cuối mùa mưa và mưa kéo dài kế tiếp nhau liên tục 4 ngày liền khiến cho việc bơm nước xả ra sông Hồng cũng không kịp. Còn mưa thưa như thế này (sáng 13/7) không lo, mưa cục bộ trong giai đoạn ngắn sẽ bơm xả được hết. Tuy nhiên, theo nguyên lý hiện tượng trong thiên nhiên: những gì đã xảy ra thì sẽ xảy ra - nhưng không biết đến bao giờ nó xảy ra thôi. Như trận gọi là “đại hồng thủy” cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008 thì trước đó, năm 1984 cũng đã xảy ra rồi, năm 2008 lặp lại. - "Nắng mưa là bệnh của trời", nhưng các nhà dự báo và ngay cả mỗi người cần làm gì để tránh những hệ lụy từ thời tiết, theo ông? Trung tâm dự báo KTTV có nhiệm vụ đưa ra những dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm, nhưng việc ứng phó và thích ứng với thời tiết nguy hiểm là cơ quan chỉ đạo phòng chống lụt bão từ trung ương đến địa phương. Chúng tôi cố gắng đến mức cao nhất cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên quy luật thời tiết ngày càng gay gắt, cực đoan hơn vì thế việc đưa ra cảnh báo cũng nhiều khó khăn. Cách tốt nhất là mỗi người cần cập nhật thường xuyên các thông tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm của Trung tâm dự báo KTTV.- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
Theo Kiều Minh
VTC news

Đọc thêm