Hà Nội lạnh 7 độ

Đợt không khí lạnh cường độ mạnh đang tràn về Bắc bộ đã gây ra rét đậm, rét hại. Nhiệt độ về đêm và sáng tại Hà Nội là 7 độ, vùng núi chỉ còn 3-5 độ.

Đợt không khí lạnh cường độ mạnh đang tràn về Bắc bộ đã gây ra rét đậm, rét hại. Nhiệt độ về đêm và sáng tại Hà Nội là 7 độ, vùng núi chỉ còn 3-5 độ.Rét đậm kéo dài 3-4 ngày Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết diễn biến đợt rét đậm này như sau: Đây là khối không khí lạnh có cường độ mạnh, gây rét đậm ngay cho Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Ở đồng bằng, trung du sẽ có rét đậm, vùng núi cao có rét hại. Khu vực Hà Nội chỉ còn 9-11 độ về đêm và sáng (duy trì trong 3 ngày 25, 26, 27/12), và 15 -18 độ (nhiệt độ ban ngày). Sau ngày 27/12, Hà Nội sẽ hửng nắng, quang mây, nhiệt độ ban ngày không thay đổi nhiều nhưng đêm sẽ lạnh hơn, chỉ còn 7-10 độ. Khu vực núi cao sẽ có thể xuất hiện băng giá, sương muối khi nhiệt độ giảm mạnh xuống chỉ còn 3-5 độ, cao nhất cũng chỉ lên tới 12 độ. Từ 27/12, khu vực vùng núi cao sẽ giảm mây, trời nắng, không mưa, nhiệt độ nhích lên không đáng là bao, ở mức 4-7 độ (đêm) và 14 độ (ngày).
Đợt  không khí             lạnh cường độ mạnh đang tràn về Bắc bộ đã gây ra  rét đậm, rét hại.             Nhiệt độ về đêm và sáng tại Hà Nội là 7  độ, vùng núi chỉ còn 3-5 độ
Đợt không khí lạnh cường độ mạnh đang tràn về Bắc bộ đã gây ra rét đậm, rét hại. Nhiệt độ về đêm và sáng tại Hà Nội là 7 độ, vùng núi chỉ còn 3-5 độ
Ông Hải cho biết đợt rét đậm này ấm lên rất chậm và sau khi “nghỉ ngơi” được 1-2 ngày thì miền Bắc sẽ lại tiếp tục đón các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh khác. Từ nay cho đến hết tháng 01/2011 (dương lịch), gần như miền Bắc sẽ chìm trong không khí lạnh bởi đây đang là những ngày thuộc tháng chính đông. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực từ Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế cũng đang chịu rét đậm, rét hại với nhiệt độ duy trì ở mức 11-14 độ (thấp nhất) và 17-20 độ (cao nhất). Các khu vực còn lại (kéo dài đến Nam Bộ) do chưa chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên thời tiết vẫn ấm áp, nhiệt độ duy trì ở mức 18-21 độ (thấp nhất), 26-29 độ (cao nhất). Riêng Nam Bộ nhiệt độ từ 29-32 độ. Ngoài ra, sáng ngày 25/12 một vùng áp thấp hình thành trên Khu vực Nam biển Đông. Hồi 13 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 6 – 8 độ vĩ Bắc, 112 – 114 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam quần đảo Trường Sa. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết với gió đông Bắc mạnh nên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8, cấp 9 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh, trong cơn dông đề phòng lốc xoáyKhông để tái diễn chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”? Song song với không khí lạnh đang ảnh hưởng trên đất liền là gió đông bắc thổi mạnh trên biển. Sáng 25/12, vùng biển thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9. Ngày 26/12, gió mạnh giật cấp 10 sẽ xuất hiện trên vùng biển Nam Trung Bộ. Sóng biển cao từ 3-6m, kèm theo đó là giông, tố, lốc xoáy (không mạnh bằng đợt rét từ ngày 14/12 đến 17/12). Gió mạnh trên biển sẽ kéo dài từ 3-4 ngày, chủ yếu tập trung trên khu vực vùng biển thuộc Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Trường Sa, Hoàng Sa. Rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm kéo dài từ 14-17/12 vừa qua gây thiệt hại nặng nề trên biển (sóng lớn, gió mạnh kèm giống, lốc xoáy trên biển làm chết 7 người, mất tích 48 người, 25 tàu thuyền bị chìm, 20 tàu khác bị hư hỏng), Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cho biết đã tăng cường chỉ đạo tới các địa phương, các chủ tàu thuyền để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Văn phòng cũng đã có công điện khẩn gửi các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đề nghị các tỉnh này thông báo cho chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết về hoạt động của gió mùa đông bắc để chủ động phòng tránh; kiểm đếm và quản lý chặt chẽ tàu thuyền, giữ vững thông tin liên lạc; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Đây là lần đầu tiên một công điện khẩn được phát đi khi có thông tin cảnh báo về không khí lạnh gây gió mạnh, sóng lớn trên biển (trước đây các công điện khẩn chỉ xuất hiện khi có bão, lũ). Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cũng đưa ra kiến nghị cần có dự báo sớm không khí lạnh để ngư dân có đủ thời gian ứng phó đặc biệt những đợt không khí lạnh có xuất hiện gió to, sóng lớn kèm giông, tố, lốc mạnh như đợt vừa qua (ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết các đợt không khí lạnh thường được thông báo sớm, đợt này đang diễn ra đã được báo trước từ đầu tuần).
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cũng kiến nghị cần cải tiến lại bản tin dự báo phát trên đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác làm bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm chính thức để căn cứ vào đó ngư dân chủ động phòng tránh.

Ngoài ra, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương cũng kiến nghị Bộ ngoại giao có công hàm gửi các nước liên quan tạo điều kiện cho ngư dân trú tránh khi gặp nạn trên biển.
Theo Cẩm Quyên
VietNamNet

Đọc thêm