Theo yêu cầu của UBNF TP. Hà Nội việc phát triển các văn phòng thừa phát lại phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động của thừa phát lại trên địa bàn thành phố. Đồng thời bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ do thừa phát lại cung cấp của tổ chức cá nhân, cũng như bảo đảm các điều kiện cần thiết để Văn phòng thừa phát lại phát triển ổn định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của các quận huyện thị xã trên địa bàn thành phố; số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, mật độ dân cư ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng thừa phát lại để thành lập Văn phòng Thừa phát lại (UBND TP đã phê duyệt Đề án phát triên Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP. Hà Nội). Theo đó, tổng số Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn thành phố không quá 43 tổ chức; mỗi địa bàn quận, thị xã có 2 Văn phòng Thừa phát lại, địa bàn huyện có 1 Văn phòng Thừa phát lại.
Trong trường hợp có sự điều chỉnh về loại hình đơn vị hành chính cấp huyện (nâng cấp từ huyện thành quận) thì số lượng Văn phòng Thừa phát lại được điều chỉnh tăng để bảo đảm phù hợp so với quy định.
Điều 14 Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 01 năm 2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định bổ nhiệm lại Thừa phát lại
1. Người được miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.
2. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.
3. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
4. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.