Hài hước: nhân chứng có khả năng… nhìn “xuyên tường”?

Ngày 12/9 tới đây, TAND huyện Đông Anh (Hà Nội) sẽ đưa ra xét xử vụ án “hủy hoại tài sản” mà bị cáo là Bùi Văn Chỉnh và em gái Bùi Thị Hoa (xã Vân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội). Đây là phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2 bởi vào tháng 6/2013, TAND huyện Đông Anh đã từng mở phiên tòa và quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ nhiều tình tiết mâu thuẫn.

Ngày 12/9 tới đây, TAND huyện Đông Anh (Hà Nội) sẽ đưa ra xét xử vụ án “hủy hoại tài sản” mà bị cáo là Bùi Văn Chỉnh và em gái Bùi Thị Hoa (xã Vân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội). Đây là phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2 bởi vào tháng 6/2013, TAND huyện Đông Anh đã từng mở phiên tòa và quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ nhiều tình tiết mâu thuẫn.

Cụ Sách diễn tả hành động “một mình du đổ tường” của mình.
Cụ Sách diễn tả hành động “một mình du đổ tường” của mình.

Điều tra bổ sung có đạt yêu cầu?

Vụ án xuất phát từ việc gia đình bà Đào Thị Thanh (trú tại xã Vân Canh, huyện Đông Anh) bị đẩy đổ bức tường mới xây trên đất từng có tranh chấp với nhà chồng vào trưa 1/10/2012.

Sau khi bà Thanh có đơn đề nghị xử lý hình sự mẹ chồng và anh, em bên nhà chồng thì CQĐT CA huyện Đông Anh đã khởi tố Bùi Văn Chỉnh (anh chồng bà Thanh) và Bùi Thị Hoa (em chồng bà Thanh) về tội “hủy hoại tài sản” (bị can Chỉnh bị bắt tạm giam).

Riêng cụ Sách (mẹ chồng bà Thanh) được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vì CQĐT thấy rằng, “hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội”. Nhưng trong suốt quá trình điều tra và xét xử sơ thẩm lần 1, bà Sách luôn khăng khăng rằng “chỉ một mình tôi đẩy đổ bức tường”. Trong khi đó, Chỉnh và Hoa thì kêu oan và khai “ra hiện trường, đã thấy bức tường bị đổ”.

Sau khi nhận lại hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung, CQĐT xác định bức tường bị đổ dài 9,48m có giá trị 5,6 triệu đồng chứ không phải dài 11,58m, trị giá 6,8 triệu đồng như định giá trước đây. Tuy nhiên, việc định giá lần này lại do CQĐT tự tính toán chứ không phải do Hội đồng định giá trong tố tụng huyện Đông Anh thực hiện.

Không hiểu khi xác định chiều dài bức tường là 9,48 m như trên, CQĐT đã căn cứ vào đâu bởi cho đến nay thì hiện trường vụ án đã không còn; biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 2/1/2012 thì thể hiện không đúng thực tế phần bức tường bị đẩy đổ vào trưa hôm trước; còn tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, lúc thì bà Thanh khai để cổng đi rộng 3m, lúc thì khai cổng rộng 1,2m.

Đáng chú ý là trong quá trình điều tra bổ sung thì có hai yêu cầu điều tra bổ sung đã không được CQĐT đáp ứng, đó là yêu cầu “cho đối chất” giữa nhân chứng Đào Thị Gái với bị cáo, bị hại… thì CQĐT cho rằng “không cần thiết”. Còn yêu cầu “lấy lời khai” của nhóm thợ xây thì CQĐT đã không xác định được danh tính, địa chỉ của nhóm người này. 

Bị hại được làm … “nhân chứng”

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của TAND huyện Đông Anh thì có 7 nhân chứng được triệu tập đến phiên tòa, trong đó có anh Bùi Ngọc Sơn và chị Bùi Thị Thủy- là 2 con của bà Thanh (bị hại trong vụ án). Gia đình bị cáo rất ngạc nhiên bởi ngay từ đầu, bà Thanh đã thừa nhận bức tường bị đổ là do “gia đình mới xây”, đồng nghĩa với việc tất cả các thành viên trong gia đình bà Thanh (trong đó có anh Sơn, chị Thủy) được coi là bị hại của vụ án. Việc anh Sơn, chị Thủy có lời khai với tư cách “người làm chứng” liệu có khách quan và gây bất lợi cho bị cáo?

Trong số các nhân chứng còn lại thì có 2 nhân chứng là ông Tạ Văn Châu và ông Lê Hữu Đoàn được CQĐT cho là có mặt tại hiện trường và trực tiếp nhìn thấy cụ Sách, Chỉnh, Hoa dùng tay, chân đẩy đổ tường thì ngay tại phiên tòa sơ thẩm lần 1 đã xuất hiện lời khai của bà Đào Thị Gái khẳng định ông Châu có mặt ở chỗ khác chứ không có mặt tại khu đất nhà bà Thanh lúc bức tường bị đổ.

Tại phiên tòa này, ngay cả luật sư cũng nghi ngờ về sự có mặt của ông Châu, ông Đoàn bởi nếu hai bảo vệ thôn này có mặt tại hiện trường, tại sao không kịp thời thực hiện nhiệm vụ (ngăn chặn, xử lý…hành vi đẩy tường) mặc dù đã lường trước sự việc có thể xảy ra. Cho dù ông Châu, ông Đoàn có mặt tại hiện trường thì việc “nhìn rõ” 3 người (đứng ở phía trong bức tường) cùng nhau đẩy đổ bức tường cũng là vô lý bởi bức tường này cao vượt tầm mắt nhìn của họ (tường cao 1,8 m trong khi 2 nhân chứng chỉ cao khoảng 1,6 m).

Tại phiên tòa sơ thẩm trước đây, ông Châu thừa nhận mình “có tật” ở mắt và “không nhìn thấy 3 người để tay lên tường du đổ như thế nào…Theo tôi nghĩ thì chỉ có 3 người đẩy đổ bức tường”. Trước lời khai này, luật sư bào chữa đánh giá “đây  là lời khai mang tính suy đoán buộc tội cho các bị cáo”. Chúng tôi sẽ thông tin tiếp về diễn biến phiên tòa sơ thẩm lần 2 tới đây./.

Khoa Lâm

Đọc thêm