Hải Phòng tích cực, khẩn trương đối phó với cơn bão số 1

Tối 17-7, bão số 1 đã đổ bộ vào Hải Phòng với cường độ mạnh, kéo dài, gây nhiều thiệt hại tại một số khu vực của thành phố. Trước diễn biến phức tạp của bão, Thành uỷ, UBND và Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố chỉ đạo các ngành, cấp, địa phương, đơn vị chống bão, khắc phục hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Phóng viên Báo Hải Phòng có mặt ở nhiều nơi ghi nhận không khí khẩn trương, quyết liệt trong việc bảo vệ những công trình xung yếu, tài sản, tính mạng của người dân.

(HPĐT)- Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn TƯ, lúc 19h tối 17-7, bão số 1 đã đổ bộ vào Hải Phòng với cường độ mạnh, gây thiệt hại một số khu vực của thành phố.

* Huyện Cát Hải: 4 tàu, 1 bè bị đắm chìm, vỡ

15 giờ chiều ngày 17-7, bão số 1 bắt đầu đổ bộ vào khu vực đảo Cát Bà, Cát Hải. Lúc 15 giờ 30, đảo Cát Bà có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 gây sóng lớn, cuồn cuộn đổ vào bờ. 17 giờ 30 gió mạnh dần lên cấp 10, giật cấp 11, 12, sóng đánh cao 1,5 đến 2m. Nước thủy triều đang lên và duy trì đến 23 giờ đêm. Riêng ven biển thị trấn Cát Hải, nước lên nhanh, sóng to, huyện Cát Hải tiếp tục phát lệnh cưỡng chế để đưa hết số người còn lại ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Tính đến 19 giờ 30, huyện Cát Hải có gió cấp 9, cấp 10. Theo thông báo của Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện, có 4 tàu, 1 bè bị đắm, chìm ở khu vực Gia Luận, các lực lượng triển khai ứng cứu kịp thời đưa người trên các tàu, bè về nơi an toàn. Rất nhiều cây cối bị đổ, gẫy, một số bảng hiệu, biển quảng cáo và mái tôn ở các nhà dân, điểm kinh doanh dịch vụ bị gẫy, rách, rơi rụng, không có thiệt hại về người.

* Đồ Sơn: Vỡ 200m kè phía đông khu du lịch Hòn Dấu

Tính đến 17 giờ, khu vực ven biển Đồ Sơn có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sóng đánh cao 2 đến 3 m. Tại khu du lịch, một số cây cối bị gẫy, đổ; nhiều bảng biển quảng cáo của các doanh nghiệp, nhà hàng bị gẫy, gió đánh rách, siêu vẹo. Các lực lượng chức năng, quân và dân Đồ Sơn ứng trực 24/24 sẵn sàng xử lý sự cố xảy ra, nhất là tại các điểm đe, kè, cống xung yếu, có nguy cơ nước tràn… 17 giờ 30 toàn bộ địa bàn quận mất điện.

Tính đến 19 giờ 45, theo Ban chỉ huy PCLB và TKCN quận, gió đang ở cấp 4, cấp 5; thiệt hại ban đầu là gẫy 2 cột điện ở phường Hợp Đức, khoảng 100 cây xanh bị đổ, gẫy; 12 nhà dân bị tốc mái; sạt lở, vỡ 200 m kè phía đông khu du lịch quốc tế Hòn Dấu; không có thiệt hại về người.

Một số hình ảnh về Hải Phòng trong gió bão:

Những đợt sóng cao tới 5m tới tấp đổ vào Đồ Sơn
Những đợt sóng cao tới 5m tới tấp đổ vào Đồ Sơn
Hàng loạt cây xanh trên đường Lê Hồng Phong bị đổ vì gió bão
Hàng loạt cây xanh trên đường Lê Hồng Phong bị đổ vì gió bão
Chằng chống nhà gỗ cốp-pha
Chằng chống nhà bằng gỗ cốp-pha
Bất
Bất chấp gió bão, các phóng viên vẫn miệt mài tác nghiệp để đưa thông tin kịp thời đến bạn đọc
Sóng biển như muốn nhấn chìm khu du lịch Đồ Sơn
Sóng biển như muốn nhấn chìm khu du lịch Đồ Sơn
Cây cổ thụ gãy đè bẹp nhà hàng tại khu 2 Đồ Sơn
Cây cổ thụ gãy đè bẹp nhà hàng tại khu 2 Đồ Sơn
Lực lượng công an vẫn tuần tra trong gió bão, bảo vệ tài sản cho nhân dân
Lực lượng công an vẫn tuần tra trong gió bão, bảo vệ tài sản cho nhân dân


* Từ 15 giờ ngày 17-7, tại huyện đảo Bạch Long Vĩ có gió cấp 10 và tăng lên liên tục, đến 18 giờ tăng lên cấp 11, giật cấp 12, sóng dữ dội. Hiện ngoài 1 tàu của Thanh Hóa được neo chằng chắc chắn, các tàu còn lại đều được đưa lên bờ, neo đậu an toàn. Từ kinh nghiệm phòng, chống cơn bão số 10 năm 2009, Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện chỉ đạo, phối hợp các lực lượng triển khai chằng chống nhà cửa, neo buộc phương tiện, công trình nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

Tính đến 18 giờ, theo thông tin ban đầu, có 1 trường học ở đảo và một số nhà bị tốc mái tôn; nhiều cây cối bị gãy đổ, không có thiệt hại về người. Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện phối hợp Đồn biên phòng 58, các lực lượng công an, quân sự, hải quân, thanh niên xung phong trên đảo ứng trực, sẵn sàng xử lý tình huống xảy ra, bảo vệ an toàn cho người và phương tiện trên đảo; lên kế hoạch các biện pháp khắc phục, khôi phục giao thông, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân trên đảo ngay khi bão đi qua.

* Chiều 17-7, Phó chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể kiểm tra phòng, chống bão số 1 tại quận Đồ Sơn.

Tính đến 14 giờ ngày 17-7, Ban chỉ huy PCLB-TKCN quận Đồ Sơn triển khai di dân tại chỗ đối với 1,1 nghìn người phường Bàng La; 300 người phường Ngọc Hải và phường Vạn Hương là 300 người. Toàn bộ 409 phương tiện đánh cá, 1492 người đã về bờ. Quận sắp xếp cho 28 phương tiện của các tỉnh: Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị vào nơi tránh trú an toàn.. Quận chỉ đạo chằng, chống bảo vệ 12 phương tiện ven bờ của phường Vạn Hương mắc cạn tại Cống Họng phường Vạn Hương, hạn chế thiệt hại xảy ra; hoành triệt các cống Muối, cống Đại Phong; cương quyết không để người ở trên các tàu, thuyền khi bão vào; không để bất kỳ khách du lịch nào xuống tắm biển và ở các nhà hàng ven biển để đề phòng bất trắc xảy ra.

bao
Gió mạnh làm nhiều cây xanh tại Khu du lịch Đồ Sơn bị đổ chiều 17-7

Từ 17 giờ cùng ngày, khu vực ven biển Đồ Sơn có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sóng đánh cao 2 đến 3 m. Tại khu du lịch, một số cây cối bị gẫy, đổ; nhiều bảng biển quảng cáo của các doanh nghiệp, nhà hàng bị gẫy, gió đánh rách, siêu vẹo. Các lực lượng chức năng, quân và dân Đồ Sơn ứng trực 24/24 sẵn sàng xử lý sự cố xảy ra, nhất là tại các điểm đê, kè, cống xung yếu, có nguy cơ nước tràn.

Sóng biển
Sóng biển cao 2-3 mét đánh vào kè đá ven bờ Khu du lich (Ảnh: VNExpress)

Công tác phòng, chống cơn bão số 1 ở Đồ Sơn gặp một số khó khăn. Do cống Họng bị hỏng, không bảo đảm an toàn cho phương tiện ngư dân phường Vạn Hương trú bão, quận Đồ Sơn giao cho UBND phường Vạn Hương thông báo cho ngư dân chủ động đưa tàu thuyền vào neo đậu tại bến cá Ngọc Hải trước 17 giờ ngày 16-7. Mặt khác, luồng vào Cảng cá Ngọc Hải bị sa bồi các tàu thuyền ra vào tránh trú bão rất khó khăn. Đoạn kè khu vực Đoàn An dưỡng 295 (phường Ngọc Hải) hư hỏng từ cơn bão số 2 năm 2005 đến nay chưa khắc phục là nơi xung yếu nguy hiểm.

* Sáng 17-7, Phó chủ tịch UBND thành phố Đan Đức Hiệp kiểm tra công tác phòng, chống cơn bão số 1 tại huyện Kiến Thụy, quận Đồ Sơn và Dương Kinh.
 

bao DS 4.jpg

Phó chủ tịch UBND thành phố Đan Đức Hiệp kiểm tra tuyến đê thuộc địa bàn huyện Kiến Thụy

Ảnh: Duy Lân

Các địa phương trên đã tiến hành kêu gọi toàn bộ tàu thuyền về bến neo đậu an toàn, di chuyển người và phương tiện lên bờ tránh trú bão; triển khai phương án di dân tại chỗ ở các điểm xung yếu và sẵn sàng phát lệnh di dân đến các điểm an toàn; ban chỉ huy PCLB và TKCN các địa phương trực 24/24, sẵn sàng xử lý mọi tình huống xảy ra, ứng cứu kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra. Các địa phương lên phương án khắc phục sau bão như tiêu úng, giống lúa dự phòng… Người dân và ngư dân tranh thủ neo buộc tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, chuẩn bị lương thực dự trữ và sẵn sàng tham gia chống bão theo phương án 4 tại chỗ.

Phó chủ tịch UBND thành phố Đan Đức Hiệp kiểm tra thực địa tại khu đê và rừng chắn sóng Đại Hợp, 20 m kè chắn sóng đắp đất xung yếu đoạn giáp danh thôn Quần Mục và Đông Tác thuộc huyện Kiến Thụy; khu vực bãi biển khu 2 Đồ Sơn, kè đá ven biển thuộc dự án Hòn Dáu, khu vực kè đá thuộc Đoàn An điều dưỡng 295 và bến cá Ngọc Hải tại Đồ Sơn; điểm xung yếu thuộc cống Đồn Riêng tại phường Tân Thành, Dương Kinh.

Tại các điểm đến kiểm tra, Phó chủ tịch Đan Đức Hiệp trực tiếp chỉ đạo các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai công tác phòng chống với phương án cụ thể, tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện chằng chống nhà cửa, công trình đê kè, hoành triệt cống xung yếu, bảo đảm phương án sẵn sàng phát lệnh di dân. Phó chủ tịch lưu ý lãnh đạo các địa phương trực bão cùng ban chỉ huy phòng, chống lụt bão, sẵn sàng có những chỉ đạo kịp thời khi bão đổ bộ vào đất liền. Các địa phương chú ý phải bảo đảm an toàn, đủ đồ ăn thức uống cho người di tản đến các điểm tập kết, trong đó người già và trẻ nhỏ cần được quan tâm trước tiên; sẵn sàng các phương án khắc phục hậu quả sau bão cũng như ổn định cuộc sống, công việc cho người dân và các đơn vị, cơ quan.

* Sáng 17-7, kiểm tra một số tuyến đê, kè cống thuộc địa bàn các xã Lý Học, Hòa Bình, Trấn Dương (Vĩnh Bảo) và một số tuyến đê, kè cống thuộc các xã Cấp Tiến, Đoàn Lập, Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng), Phó chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể ghi nhận công tác chuẩn bị chống bão của 2 địa phương. Tại những vị trí kiểm tra cho thấy, 2 địa phương chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng theo phương châm “4 sẵn sàng”; bố trí lực lượng xung kích hộ đê, vật tư, phương tiện ứng phó với bão. Tại các vị trí cống xung yếu được hoành triệt, ở những vị trí đê xung yếu được bố trí tập kết đầy đủ đất, đá sẵn sàng ứng cứu khi nước dâng cao.

Để ứng phó tốt với khi bão đổ bộ vào, Phó chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể yêu cầu huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng tập trung đôn đốc lực lượng các xã, các ngành tăng cường chủ động triển khai các phương án sẵn sàng phòng chống lụt bão; chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để có phương án kịp thời xử lý sự cố khi bão, lũ gây ra. Bằng mọi biện pháp gọi ngày tàu thuyền còn đang hoạt động ở ven biển, các cửa sống về nơi trú ẩn an toàn. Đối với những vị trí đê, kè cống xung yếu, địa phương cần tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư phân công ứng trực theo dõi thường xuyên; vận động bà con chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, công sở; chú ý quan tâm đến hộ nghèo, gia đình chính sách; kiểm tra, rà soát lại các phương tiện tàu thuyền, hộ nuôi trồng thủy sản ngoài đê di chuyển vào vị trí an toàn; hoành triệt các cống xung yếu dưới đê; đồng thời chuẩn bị tốt phương án khắc phục sau bão, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

* Đến 12 giờ ngày 17-7, Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ cơ bản hoàn thành việc chuẩn bị phòng, chống cơn bão số 1:

kiem tra chot can cau.jpg
Kiểm tra chốt neo cần cẩu dàn cảng Chùa Vẽ
cang chua ve chong bao.jpg
Lãnh đạo Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ kiểm tra công tác chống bão tàu cầu tàu
Đóng chốt cần cẩu chân đế
Đóng chốt cần cẩu chân đế
Hệ thống bãi công-ten-nơ Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đã được hạ độ cao
Hệ thống bãi công-ten-nơ Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đã được hạ độ cao
Đưa hết các tàu ra khỏi cảng đến vùng neo đậu
Đưa hết các tàu ra khỏi cảng đến vùng neo đậu

* Điện lực Hải Phòng: 200-300 người trực liên tục, sẵn sàng giải quyết các vấn đề về điệnChủ động ứng phó với cơn bão số 1, Công ty Điện lực Hải Phòng yêu cầu các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão, triển khai ngay phương án phòng chống lụt bão để đối phó, xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho người, thiết bị, công trình và an toàn cho dân…

Công ty xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, phân công cán bộ trực 24/24 giờ, sẵn sàng giải quyết các vấn đề về điện do ảnh hưởng của bão. Liên tục 2 ngày qua, công ty bố trí 200-300 cán bộ, nhân viên trực liên tục tại tất cả các địa bàn, khẩn trương chống bão… Công ty yêu cầu các đơn vị tiến hành tổ chức kiểm tra, kiểm định và bảo dưỡng toàn bộ các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra chất lượng thiết bị điện, đường dây điện cao áp, hạ áp và hệ thống tiếp địa an toàn, tiếp địa chống sét trên lưới điện; xử lý ngay tồn tại nhằm đảm bảo an toàn trong vận hành và an toàn điện trong nhân dân; kiểm tra phát quang hành lang tuyến, tuyệt đối không để cây cối va quệt hoặc đổ vào đường dây điện cao, hạ áp và trạm biến áp khi có giông, bão; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền đảm bảo an toàn điện trong nhân dân trong mưa bão.

* Ban chỉ huy PCLB và tìm kiếm cứu nạn quận Lê Chân liên tục kiểm tra, đôn đốc, xây dựng phương án và giao cho các phường có biện pháp kịp thời ứng phó với cơn bão số 1.

Sáng 17-7, lãnh đạo UBND quận, các phòng, ban và các phường trực tiếp kiểm tra an toàn khu vực đê biển thuộc địa bàn quận. Về cơ bản, các tuyến đê đang được bảo đảm, riêng có một số bãi cát của các hộ kinh doanh gần sát bờ sông, quận yêu cầu chủ kinh doanh và các phường chuẩn bị sẵn bao cát để đóng khi nước tràn. Với gần 60 hộ nuôi trồng thủy sản ngoài đê Niệm Nghĩa, quận và phường yêu cầu các hộ khẩn trương di chuyển, không ở lại các lều, trại để bảo đảm an toàn. Một số đoạn xung yếu, cống dưới đê quận cho hoành triệt, dự trữ sẵn bao tải cát để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.

Đối với các hộ dân đang sinh sống tại các khu nhà nhiều tầng đã xuống cấp tại phường An Dương và Lam Sơn, quận họp với các hộ dân, chỉ đạo phường, các đơn vị liên quan sẵn sàng phương án di chuyển. Theo đó, gần 100 hộ dân phường An Dương được chuẩn bị chu đáo để tạm di chuyển tới trường THCS Nguyễn Bá Ngọc. Phường Lam Sơn có 20 hộ dân ở khu U 19 dự kiến sẽ di chuyển tới trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh.

* Chiều 16-7, các đồng chí Dương Anh Điền, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo PCLB-TKCN thành phố kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 1 tại huyện Thủy Nguyên
. Tại huyện Thủy Nguyên, công tác phòng chống bão số 1 đang được tiến hành với nhịp độ khẩn trương.

Huyện chỉ đạo các xã có tàu đánh cá ven bờ, xa bờ liên lạc với các tàu và chủ nuôi cá lồng bè vào nơi trú ẩn tránh bão, thông tin cho toàn bộ 1.402 tàu thuyền với gần 4000 ngư dân kịp thời neo đậu trú ẩn. Hiện tại, 90 tàu thuyền đã về các bến tránh trú bão của huyện, số còn lại đang trú tại Cát Bà, Hòn Gai và Bạch Long Vĩ. Các tuyến đê kè xung yếu cũng được bố trí lực lượng túc trực thường xuyên với mật độ 100 người/km đê, tổ chức trực ban 24/24 để sẵn sàng xử lý sự cố. Tại cảng cá Mắt Rồng thuộc xã Lập Lễ, 100 tàu cá địa phương từ Bạch Long Vĩ đã về đến bến an toàn. Hiện tại, khu vực cảng cá có khoảng 500 tàu cá của bà con ngư dân neo đậu. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Dương Anh Điền đề nghị địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang trên địa bàn tiếp tục theo dõi, hướng dẫn bà con ngư dân neo đậu tàu thuyền an toàn, phải có lực lượng dự trữ tại chỗ túc trực thường xuyên để sẵn sàng ứng phó nếu bão đổ bộ ngay từ đêm nay. Đồng chí lưu ý chính quyền địa phương bằng mọi giá phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người. Trong đó, phải có sự phân loại các địa bàn xung yếu để bố trí nhân lực hỗ trợ kịp thời, bảo vệ an toàn cho các phương tiện, tài sản có giá trị.

Công nhân Công ty xây dựng và thương mại Bình Vượng xử lý đoạn kè đê biển Cát Hải bị lún sụt

Công nhân Công ty xây dựng và thương mại Bình Vượng xử lý đoạn kè đê biển Cát Hải bị lún sụt

 * Sáng 16-7, Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố tổ chức họp khẩn cấp triển khai công tác phòng, chống cơn bão số 1 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại.

Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, sáng sớm ngày 17-7, cơn bão số 1 có nhiều khả năng đổ bộ vào phía nam đảo Bạch Long Vĩ. Đến khoảng chiều tối hoặc đêm ngày 17-7, bão số 1 sẽ ảnh hưỏng trực tiếp đến khu vực ven bờ Hải Phòng, đúng vào thời điểm triều cường. Sau bão, lượng mưa sẽ rất lớn, trong khi sự chênh lệch của thủy triều sẽ làm việc tiêu thoát nước chậm. Khi vào bờ, bão số 1 có khả năng mạnh thêm và đi nhanh hơn.

Ách tắc giao thông tại bến phà Gót- Cái Viềng do người và các phương tiện từ Cát Bà về nội thành tránh bão
Ách tắc giao thông tại bến phà Gót- Cái Viềng do người và các phương tiện từ Cát Bà về nội thành tránh bão


Để chủ động ứng phó với cơn bão số 1, đến cuối ngày 16-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo đến các địa phương ven biển và các tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản và chủ lồng bè, đầm nuôi trồng thuỷ sản biết tình hình, diễn biến của bão; chỉ đạo các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa ngập úng; chỉ đạo Tổ thường trực ngành thuỷ sản giữ vững thông tin với các tàu trưởng đánh bắt xa bờ đã được trang bị bộ đàm ICOM. Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão chỉ đạo các Hạt Quản lý đê điều đôn đốc các địa phương triển khai hoạt động của lực lượng tuần tra, canh gác các tuyến đê, kè cống xung yếu; ứng trực sẵn sàng xuất cấp vật tư dự trữ PCLB và tham gia xử lý sự cố đê. Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Hải Phòng tổ chức các đài thông tin trực canh; phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng, chính quyền địa phương để thông báo cho các phương tiện đang hoạt động xa bờ, các chủ lồng bè biết tình hình, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng, tránh; nắm tình hình, kiểm đếm số phương tiện, số người của địa phương còn đang hoạt động trên biển và số phương tiện đang neo đậu tại bến để có phương án gọi tàu thuyền vào bờ, bố trí nơi neo đậu an toàn; ngăn chặn và không làm thủ tục xuất bến cho các phương tiện ra hoạt động trên các khu vực nguy hiểm. Các huyện, quận đều đã triển khai phương án phòng, chống bão. Các Công ty MTV khai thác công trình thủy lợi chuẩn bị phương án tiêu nước đệm trong hệ thống thủy nông đề phòng mưa lớn.

Ngư dân Cát Bà di chuyển bè nuôi cá từ vịnh Cát Bà về nơi trú ẩn an toàn
Ngư dân Cát Bà di chuyển bè nuôi cá từ vịnh Cát Bà về nơi trú ẩn an toàn


Đến cuối ngày 16-7, toàn thành phố đã có 2.633 tàu thuyền về khu neo đậu an toàn. Hiện còn 559 phương tiện còn hoạt động trên biển, đã nhận được thông tin về bão và có phương án di chuyển về nơi trú ẩn an toàn. Theo Bộ tư lệnh Hải quân, hiện có 184 tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động quanh đảo Bạch Long Vỹ cách từ 1 đến 17 hải lý. Toàn thành phố chuẩn bị lực lượng xung kích hộ đê, PCLB-TKCN là 35.965 người. Trong đó, lực lượng chủ lực do Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đảm nhiệm gồm 6.205 người; 133 xe ôtô các loại, 34 tàu và xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp. Các ngành cũng sẵn sàng triển khai phương án PCLB-TKCN… Một số địa phương ven biển đã sẵn sàng phương án di dân ở vùng trũng, khu vực nguy hiểm. Các khu du lịch ven biển đều triển khai việc thông báo bão và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Khách du lịch tại Cát Bà xuống tàu về đất liền
Khách du lịch tại Cát Bà xuống tàu về đất liền


Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các ngành, địa phương khẩn trương hơn trong triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống cơn bão số 1. Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc cần tham khảo các mạng dự báo của quốc tế và Trung ương, đưa ra những nhận định chính xác về cơn bão số 1 để tham mưu với Thành uỷ, UBND ra những quyết sách phòng, chống bão phù hợp. Các phương tiện thông tin đại chúng cần tăng cường thời lượng, đưa thông tin về bão đến từng người dân. Các ngành, địa phương cần phải cập nhận báo cáo, nắm tình hình thường xuyên, chuẩn xác. Đối với huyện đảo Cát Hải, việc cần làm ngay là triển khai phương án di dân phù hợp với tình hình thực tế, việc di dân phải hoàn thành trước 12 giờ trưa ngày 17-7. Các địa phương cần phối hợp với bộ đội biên phòng tiếp tục kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn, triển khai tổ chức việc các tàu neo đậu trong bến tránh trú bão đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn… 

Các phương tiện đã vào vị trí trú bão an toàn tại vịnh Lan Hạ
Các phương tiện đã vào vị trí trú bão an toàn tại vịnh Lan Hạ

* Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố, đến cuối ngày 16-7, huyện Cát Hải đã triển khai phương án di dân tại chỗ. Huyện sẽ di chuyển hơn 1360 người thuộc 566 hộ dân thuộc các xã Hoàng Châu, Văn Phong, Đồng Bài, Nghĩa Lộ và thị trấn Cát Hải từ khu vực trũng thấp, nguy hiểm ra khu vực an toàn. Trước mắt, huyện di chuyển người già, trẻ em, phụ nữ đến các khu vực có địa hình cao, lưu trú tạm thời tại các công trình công cộng như trường học, trụ sở UBND xã, các công trình xây dựng kiên cố, nhà dân cao tầng và 5 nhà bạt lớn từ kho dự trữ tại đảo. Việc di dân dự kiến sẽ hoàn tất trước 12 giờ ngày 17-7. Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố cử một tổ công tác đặc biệt ra đảo Cát Hải phối hợp với Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện bàn biện pháp ứng phó kịp thời. Trước đó, Trung đoàn 50 đã cử lực lượng ra đảo Cát Hải phối hợp với lực lượng xung kích hộ đê triển khai ứng phó với các sự cố đê mới phát sinh và tu sửa những khu vực đê xung yếu trên đảo.

* Triển khai phòng, chống cơn bão số 1, với tinh thần khẩn trương, các địa phương ven biển như Cát Hải, Đồ Sơn, Bạch Long Vĩ đồng loạt triển khai các biện pháp, phương án cụ thể, chi tiết đến từng xã, phường, đơn vị, cơ quan chủ động phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

Đến 17 giờ 30 ngày 16-7, toàn bộ 409 tàu thuyền với 1492 người theo phương tiện của quận Đồ Sơn về bến neo đậu an toàn. Ngoài ra có 26 phương tiện của các tỉnh khác. Quận triển khai hoành triệt các cồng xung yếu như cống Muối, cống Đại Phong. Quận và các phường trong địa phận xung yếu sẵn sàng di dân ra khỏi vùng nguy hiểm và chuẩn bị phương án hộ đê, chống úng, cứu người bị nạn.

Cùng thời điểm trên, tại các bến tàu cá số 1 và số 2 Ngọc Hải, quận Đồ Sơn có hàng trăm tàu thuyền của ngư dân địa phương và các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Ninh về tránh trú bão. Chủ tàu các các ngư dân khẩn trương neo đậu, chằng buộc phương tiện đồng thời đưa ngư lưới cụ lên bờ bảo đảm an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có bão đổ bộ. Ông Nguyễn Văn Tuyên, ngư dân trên tàu QN 489 đến từ Quảng Ngãi cho biết: Đang đánh cá trên khu vực vịnh Bắc Bộ, nghe thông tin từ radio có bão số 1 đang di chuyển về hướng đó, rất hàng chục tàu ngoại tỉnh như chúng tôi khẩn trương đưa tàu về bến cảng số 2 Ngọc Hải để tránh trú bão và được ban quản lý cảng, chính quyền địa phương cũng như Trạm biên phòng Bến Xăm (Đồn Biên phòng 38) giúp đỡ, hỗ trợ neo đậu, đưa ngư lưới cụ về bến an toàn.
Nhiều nhà dân ở trong khu vực đê xung yếu thuộc phường Vạn Hương, Bàng La và nhiều hộ nuôi trồng thủy sản phường Ngọc Xuyên chằng buộc, gia cố nhà cửa, di chuyển phương tiện và sẵn sàng đưa người già, trẻ nhỏ và những người không có khả năng đi lại về nơi an toàn khi có lệnh di dân của cấp trên. Ban chỉ huy PCLB và TKCN quận phối hợp với Đồn Biên phòng 38 và các đơn vị tiếp tục giữ liên lạc với các chủ tàu đang trên đường di chuyển về bến, sẵn sàng các biện pháp ứng cứu nếu trên các phương tiện đang trên đường về gặp sự cố.

Theo Phó chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng ban PCLB và TKCN huyện Cát Hải Bùi Trung Nghĩa, tính đến 17 giờ 30 ngày 16-7, toàn bộ tàu thuyền của huyện với hơn 925 phương tiện và hàng trăm tàu thuyền của các tỉnh được đưa về bến tránh trú bão Trân Châu và vịnh Lan Hạ an toàn. Mặt khác, huyện triển khai di chuyển, kéo gần 600 bè với hàng vạn ô lồng về tránh bão tại khu vực vịnh Lan Hạ. Huyện chỉ đạo kiên quyết, chỉ để một lao động chính ở lại trông coi, chằng buộc, gia cố lồng bè và di dời toàn bộ người dân ở trên bè lên bờ. Tại khu vực đảo Cát Hải, huyện bố trí lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ ứng trực 24/24 tại các điểm đê kè xung yếu sẵn sàng ứng cứu nếu xảy ra sự cố vỡ, nước tràn thân đê. Huyện triển khai di dân tại chỗ, sẵn sàng đưa toàn bộ người già, trẻ nhỏ, người không có khả năng di chuyển ở khu vực vùng trũng về nhà dân khu vực vùng cao hơn, cách xa đê bảo đảm an toàn. Hàng chục hộ dân ở khu vực gần đê xung yếu được di chuyển về nơi an toàn. Huyện bố trí lực lượng tại chỗ chằng buộc nhà cửa, gia cố thân đê, lập phương án bảo vệ tài sản cho các hộ di dân, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho các hộ dân.

Theo Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện đảo Bạch Long Vĩ, có hàng trăm tàu thuyền về âu cảng neo đậu tránh trú bão, trong đó nhiều phương tiện được đưa neo lên cạn, bảo đảm an toàn, trong đó có tàu của Hải Phòng và các tỉnh ven biển miền Trung, tàu của ngư dân Trung Quốc. Huyện phối hợp với đồn biên phòng Bạch Long Vĩ và lực lượng vũ trang trên đảo bằng mọi biện pháp đưa toàn bộ người dưới các tàu thuyền lên bờ; di chuyển ngư lưới cụ, phương tiện đánh bắt của ngư dân về điểm tập kết an toàn. Huyện chỉ đạo các đơn vị và nhà dân chằng buộc nhà cửa, di chuyển phương tiện và đồ dùng sinh hoạt vào nơi an toàn; tổ chức lực lượng ứng trực ở khu vực âu cảng, bến tàu, các công trình dân sinh, nhà dân… sẵn sàng các biện pháp ứng cứu, đối phó với sức gió mạnh của cơn bão đổ bộ vào đảo.

Các đơn vị khu vực cảng biển Hải Phòng tích cực đối phó với bão số 1

Giám đốc Cảng vụ hàng hải Hải Phòng Bùi Văn Minh cho biết, chủ động đối phó với cơn bão số 1, Cảng vụ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp dịch vụ cảng, chủ tàu, đại lý, thuyền trưởng các tàu biển đang hoạt động trong vùng nước cảng biển Hải Phòng. Cảng vụ phát hành các thông báo bằng 2 thứ tiếng Anh-Việt cung cấp thông tin liên tục để các tàu biển, doanh nghiệp cảng biển, đơn vị đóng mới sửa chữa tàu biển theo dõi, xây dựng tình huống ứng phó với bão... Thông qua Đài thông tin duyên hải, các tàu biển trong nước và nước ngoài đang hoạt động trong vùng nước cảng biển Hải Phòng nắm chắc diễn biến cơn bão. Đến 16 giờ ngày 16-7, các đơn vị dịch vụ cảng, đơn vị sửa chữa đóng mới tàu biển đã neo buộc thiết bị nâng vào đường ray, cố định cần cẩu vào phía bờ, chằng buộc, kê, che hàng hóa tránh nước mưa làm hư hỏng. Cảng Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị thành viên che chắn các cửa kho hàng, bịt lỗ thông thoáng trên nóc kho, bố trí trực 24/24 giờ trong khi bão diễn ra.

Đến nay, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã phối hợp với các thuyền trưởng lập phương án di chuyển 13 tàu biển đến điểm tránh bão an toàn, theo dõi chặt chẽ 7 tàu khác đang di chuyển trong vùng nước, thông báo các điểm tránh bão, hoặc điều động tàu vào các cảng nếu đủ điều kiện an toàn. Đồng thời cử ba đoàn kiểm tra tới các cảng, vị trí neo đậu tàu thuyền và cơ sở đóng mới sửa chữa tàu biển để kiemr tra công tác chuẩn bị đối phó với cơn bão số 1, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Một số hình ảnh về công tác phòng, chống bão tại Cảng Hải Phòng:

 
 
 

Đọc thêm