[links()]Buổi chào cờ ở Trường Khiếm thính Lâm Đồng (Lê Hồng Phong, TP. Đà Lạt), không có tiếng ca trong trẻo của đám học trò mà chỉ có âm thanh vang dội từ cặp loa điện tử. Tuy nhiên đó không phải vì các em lười hát, mà bởi các em không thể hát… thành lời. Các em bị câm điếc từ nhỏ!
Nhìn tay cô mà… “hát”
Gần 7 giờ sáng, trong bộ trang phục áo len màu xanh nhạt khá xinh xắn, 86 em học sinh ùa ra xếp hàng chuẩn bị cho lễ chào cờ đầu tuần như mọi khi. Khoảnh sân bé tẹo nhanh chóng bị che kín bởi đội ngũ học sinh đã xếp thành hàng ngay ngắn theo thứ tự từ lớp 1 đến lớp 7 (trường này chưa có bậc học cao hơn).
Đúng 7 giờ, gần 100 đôi mắt của các em học sinh và các thầy cô đều hướng về phía cô Tổng phụ trách Đặng Thị Xuân Nghĩa. Bất ngờ, cô phụ trách quay ngang “hét” lớn: “Chào cờ, chào!”. Dù không hề nghe thấy nhưng dường như là một phản xạ tự nhiên, đồng loạt cả 86 cánh tay xinh xẻo của các em đều giơ ngang đầu, ánh mắt cương nghị hướng về phía Quốc kỳ đang phần phật trong gió.
Khi tiếng trống đội vừa dứt, cô phụ trách lại xoay người, đứng đối diện với các em học sinh, hô vang: “Quốc ca!”. Ngay lập tức, cô phụ trách đưa bàn tay phải xòe năm ngón “vẽ” vào khoảng không trước mặt. Sau đó lại tiếp tục giơ hai ngón tay hình chữ “V” ra phía trước rồi chúi hai ngón tay xuống tạo thành hành động hai cái chân đang… bước đi, ý muốn nói: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”.
Được bắt nhịp, các em học sinh cũng bắt đầu “hát” theo bằng cách dùng hai tay thực hiện thuần thục những động tác theo qui ước có sẵn. Từ đầu đến cuối bài, từng động tác của các em đều dứt khoát, mạnh mẽ và hòa chung với lời bài hát đang hầm hừ vọng ra từ cặp loa điện tử : “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường ghệp ghềnh xa…”.
Trong khoảng thời gian hơn 2 phút ngắn ngủi, các em đã “hát” xong bài quốc ca và tiếp tục đọc “5 điều bác Hồ dạy”. Các em đọc bằng… miệng trên cơ sở nhìn theo khẩu hình miệng của cô phụ trách. Dù đã phải rướn cổ, mở toang thanh quản như muốn vỡ lồng ngực nhưng câu chữ phát ra cũng chỉ nghe ú ớ, chưa rõ ràng. Ấy thế mà ánh mắt các em đều sáng ngời đầy vẻ tự hào xen lẫn chút ngây ngô tuổi học trò.
Tổ quốc trong tim em
Lễ chào cờ chấm dứt, các em học sinh nhao nhao trở về lớp học, duy chỉ còn đội sao đỏ vẫn lấn cấn phía sau. Cũng như mọi lần, sáng nay các thành viên trong đội khá rảnh rỗi bởi không phải đi nhắc nhở các bạn khác xuống chào cờ như một số trường khác. Một thành viên trong đội cười toét miệng và ghi nhanh vào cuốn sổ tay của tôi: “Em rất thích được hát quốc ca. Mỗi lần như vậy chúng em càng thêm tự hào về đất nước mình”. Cậu học trò lanh lẹ chạy về lớp và không quên để lại trong cuốn sổ tay của tôi dòng chữ nguệch ngoạc: “Đỗ Văn Thịnh, học sinh lớp 4A”.
Các bạn khác đã vào lớp, dù đang vội nhưng cô bé Đặng Thị Huỳnh Luân (lớp 5A) vẫn lỏn lẻn “nghe” tôi hỏi. Tôi viết vội dòng chữ nguệch ngoạc lên cuốn sổ tay: “Em có thích hát quốc ca không?”, cô bé chỉ gật đầu lia lịa. “Tại sao em thích?” - tôi “hỏi” tiếp. Không một chút suy nghĩ, Huỳnh Luân vội đặt bàn tay phải áp về phía trái tim của mình rồi chỉ về phía lá cờ Tổ quốc đang tung bay trong gió…
Mặc dù bài “Tiến quân ca” dành cho người khiếm thính đã được “phiên dịch” thành hệ thống quy ước chung nhưng làm thế nào để các em học sinh hiểu được từng câu, từng chữ và ý nghĩa lớn lao của bài hát mới là vấn đề nan giải. Bởi, dù có thể đọc được nhưng những câu chữ mang nghĩa trừu tượng chưa chắc các em đã hiểu rõ.
Cô Nguyễn Thị Nhàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: Để giúp các em hiểu được ý nghĩa của bài hát, các thầy cô trong trường đều nỗ lực dùng mọi biện pháp, tư ngôn ngữ cơ thể đến tranh ảnh và tài liệu liên quan. Từ đó, góp phần bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước và hiểu rõ hơn về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của thế hệ cha anh. “Nhưng được cái dạy cho các em “hát” cũng dễ lắm, chỉ vài lần là thuộc liền. Có khi các em còn tự dạy cho nhau, cứ đứa lớn thì tập cho đứa bé “hát” đến khi thuần thục thì thôi. Hầu hết các em đều nhận thức được ý nghĩa của bài hát này nên mỗi lần đến lễ chào cờ các em rất thích thú” - Cô Nhàn cho biết thêm.
Và cứ thế, mỗi sáng thứ hai đầu tuần, khoảnh sân nhỏ xíu của ngôi trường này lại vang vọng từng câu “Đoàn quân”, “cứu nước”, “Việt Nam”… thiêng liêng và ý nghĩa. Bất chợt tôi lại mường tượng, dường như lá Quốc kỳ đỏ thắm đang sưởi ấm cho cuộc đời bất hạnh của các cô cậu học trò bất hạnh.
Nhìn tay cô mà… “hát”
Gần 7 giờ sáng, trong bộ trang phục áo len màu xanh nhạt khá xinh xắn, 86 em học sinh ùa ra xếp hàng chuẩn bị cho lễ chào cờ đầu tuần như mọi khi. Khoảnh sân bé tẹo nhanh chóng bị che kín bởi đội ngũ học sinh đã xếp thành hàng ngay ngắn theo thứ tự từ lớp 1 đến lớp 7 (trường này chưa có bậc học cao hơn).
Đúng 7 giờ, gần 100 đôi mắt của các em học sinh và các thầy cô đều hướng về phía cô Tổng phụ trách Đặng Thị Xuân Nghĩa. Bất ngờ, cô phụ trách quay ngang “hét” lớn: “Chào cờ, chào!”. Dù không hề nghe thấy nhưng dường như là một phản xạ tự nhiên, đồng loạt cả 86 cánh tay xinh xẻo của các em đều giơ ngang đầu, ánh mắt cương nghị hướng về phía Quốc kỳ đang phần phật trong gió.
Khi tiếng trống đội vừa dứt, cô phụ trách lại xoay người, đứng đối diện với các em học sinh, hô vang: “Quốc ca!”. Ngay lập tức, cô phụ trách đưa bàn tay phải xòe năm ngón “vẽ” vào khoảng không trước mặt. Sau đó lại tiếp tục giơ hai ngón tay hình chữ “V” ra phía trước rồi chúi hai ngón tay xuống tạo thành hành động hai cái chân đang… bước đi, ý muốn nói: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”.
Được bắt nhịp, các em học sinh cũng bắt đầu “hát” theo bằng cách dùng hai tay thực hiện thuần thục những động tác theo qui ước có sẵn. Từ đầu đến cuối bài, từng động tác của các em đều dứt khoát, mạnh mẽ và hòa chung với lời bài hát đang hầm hừ vọng ra từ cặp loa điện tử : “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường ghệp ghềnh xa…”.
Các em học sinh đang “hát” quốc ca bằng tay. |
Tổ quốc trong tim em
Lễ chào cờ chấm dứt, các em học sinh nhao nhao trở về lớp học, duy chỉ còn đội sao đỏ vẫn lấn cấn phía sau. Cũng như mọi lần, sáng nay các thành viên trong đội khá rảnh rỗi bởi không phải đi nhắc nhở các bạn khác xuống chào cờ như một số trường khác. Một thành viên trong đội cười toét miệng và ghi nhanh vào cuốn sổ tay của tôi: “Em rất thích được hát quốc ca. Mỗi lần như vậy chúng em càng thêm tự hào về đất nước mình”. Cậu học trò lanh lẹ chạy về lớp và không quên để lại trong cuốn sổ tay của tôi dòng chữ nguệch ngoạc: “Đỗ Văn Thịnh, học sinh lớp 4A”.
Các bạn khác đã vào lớp, dù đang vội nhưng cô bé Đặng Thị Huỳnh Luân (lớp 5A) vẫn lỏn lẻn “nghe” tôi hỏi. Tôi viết vội dòng chữ nguệch ngoạc lên cuốn sổ tay: “Em có thích hát quốc ca không?”, cô bé chỉ gật đầu lia lịa. “Tại sao em thích?” - tôi “hỏi” tiếp. Không một chút suy nghĩ, Huỳnh Luân vội đặt bàn tay phải áp về phía trái tim của mình rồi chỉ về phía lá cờ Tổ quốc đang tung bay trong gió…
Mặc dù bài “Tiến quân ca” dành cho người khiếm thính đã được “phiên dịch” thành hệ thống quy ước chung nhưng làm thế nào để các em học sinh hiểu được từng câu, từng chữ và ý nghĩa lớn lao của bài hát mới là vấn đề nan giải. Bởi, dù có thể đọc được nhưng những câu chữ mang nghĩa trừu tượng chưa chắc các em đã hiểu rõ.
Cô Nguyễn Thị Nhàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường bày tỏ: Để giúp các em hiểu được ý nghĩa của bài hát, các thầy cô trong trường đều nỗ lực dùng mọi biện pháp, tư ngôn ngữ cơ thể đến tranh ảnh và tài liệu liên quan. Từ đó, góp phần bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước và hiểu rõ hơn về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của thế hệ cha anh. “Nhưng được cái dạy cho các em “hát” cũng dễ lắm, chỉ vài lần là thuộc liền. Có khi các em còn tự dạy cho nhau, cứ đứa lớn thì tập cho đứa bé “hát” đến khi thuần thục thì thôi. Hầu hết các em đều nhận thức được ý nghĩa của bài hát này nên mỗi lần đến lễ chào cờ các em rất thích thú” - Cô Nhàn cho biết thêm.
Và cứ thế, mỗi sáng thứ hai đầu tuần, khoảnh sân nhỏ xíu của ngôi trường này lại vang vọng từng câu “Đoàn quân”, “cứu nước”, “Việt Nam”… thiêng liêng và ý nghĩa. Bất chợt tôi lại mường tượng, dường như lá Quốc kỳ đỏ thắm đang sưởi ấm cho cuộc đời bất hạnh của các cô cậu học trò bất hạnh.
Nguyễn Ngọc Dũng