Nhiều cơ quan vẫn thờ ơ với an toàn an ninh mạng

(PLVN) - Mới chỉ có 5 bộ, ngành, 8 địa phương có sự quan tâm chỉ đạo, tham gia trực tiếp của người đứng đầu vào công tác an toàn an ninh mạng (ATANM).
Gần như 100% các bộ, ngành, địa phương hiện nay đều chưa triển khai bảo đảm ATANM theo tinh thần “4 lớp” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Gần như 100% các bộ, ngành, địa phương hiện nay đều chưa triển khai bảo đảm ATANM theo tinh thần “4 lớp” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Số liệu của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, năm 2019 đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong công tác ATANM. Đây cũng là năm đầu tiên trách nhiệm của người đứng đầu được chỉ rõ trong Chỉ thị số 14 ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam. 

Tuy nhiên, đến hết 2019, chỉ có 05/30 bộ, ngành, 08/63 địa phương có sự quan tâm chỉ đạo, tham gia trực tiếp của người đứng đầu. Ở cấp đơn vị chuyên trách, chỉ có 18/30 thủ trưởng đơn vị chuyên trách về CNTT của các bộ, ngành, 20/63 Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) có sự quan tâm chỉ đạo, tham gia trực tiếp trong công tác ATANM.  

Nhiều thành phố có tỷ lệ đầu tư cho an toàn an ninh mạng rất thấp.
Nhiều thành phố có tỷ lệ đầu tư cho an toàn an ninh mạng rất thấp. 

Chỉ thị này cũng đưa ra mô hình bảo vệ chuyên nghiệp theo 4 lớp, yêu cầu các dự án công nghệ thông tin (CNTT) phải dành tối thiểu 10% kinh phí cho ATANM. Tuy nhiên, năm 2019, vẫn có 08/30 bộ, ngành, 37/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ này ở mức dưới 10%, trong đó có 20 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 5%.

Không tính Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, gần như 100% các bộ, ngành, địa phương hiện nay đều chưa triển khai bảo đảm ATANM theo tinh thần “4 lớp” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Đa số các cơ quan, tổ chức dành nhiều kinh phí để mua sắm sản phẩm, giải pháp của nước ngoài nhưng không khai thác một cách hiệu quả, thậm chí không sử dụng. Đáng lưu ý, một số bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai dự án đầu tư trung tâm điều hành, giám sát ATANM (SOC) với kinh phí lớn, nhưng chủ yếu chỉ mua sắm thiết bị nước ngoài, dẫn đến nguy cơ lãng phí, không có đủ đội ngũ nhân lực để vận hành, khai thác hiệu quả.

Đọc thêm