Hiến pháp là bàn cờ quốc gia

Như các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, chính trị cũng là một lĩnh vực cần có luật quy định, để điều chỉnh các hành vi của những con người tham gia.  Người ta quan niệm chính trị cũng là một cuộc chơi nghiêm túc, vì hòa bình. Trước khi vào cuộc chơi, những người chơi phải biết luật chơi...

Như các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, chính trị cũng là một lĩnh vực cần có luật quy định, để điều chỉnh các hành vi của những con người tham gia.  Người ta quan niệm chính trị cũng là một cuộc chơi nghiêm túc, vì hòa bình. Trước khi vào cuộc chơi, những người chơi phải biết luật chơi. 

Những quy định về luật này phải có từ trước, và được người chơi chấp nhận.  Muốn cho luật chơi được người chơi chấp nhận thì chỉ có thể có 2 cách: một là -  bản quy định sẵn mà những người chơi đều chấp nhận, tức là một bản Hiến pháp đã có hiệu lực từ trước mà người chơi đều chấp nhận; hai là - mọi người đều tham gia và chấp nhận các quy định của Hiến pháp vừa soạn thảo. 

Một khi đã được đứng trong thành phần của các cơ quan nhà nước, mọi quan chức nhà nước phải thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Hiến pháp

Sự cần thiết phải có quan niệm Hiến pháp phải là bàn cờ quốc gia

Trước đây trong chế độ chính của thời đại chiếm nô và sau đó là đêm dài trung cổ của chế độ phong kiến và thực dân, người ta quan niệm nhà nước là sở của tư nhân – của Nhà Vua, Nhà  Vua muốn làm gì với đất nước và thần dân của người đều tùy thuộc vào ý chí của Nhà Vua. Nhưng chuyển sang chế độ dân chủ tư sản, nhà nước không còn là của Nhà Vua, mà của dân chúng.

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình bằng 2 hình thức cơ bản: trực tiếp và gián tiếp. Vì lý do khách quan của trình độ dân trí không đồng đều, lãnh thổ thì quá rộng, dân cư thì quá lớn, vượt ra khỏi phạm vi số lượng tầm phức tạp của vấn đề như đã từng ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại của Athens cách đây khoảng gần 2.500 năm, nên hình thức dân chủ gián tiếp tức là dân chủ đại diện được áp dụng rất phổ quát hiện nay.

Như các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, chính trị cũng là một lĩnh vực cần có luật quy định, để điều chỉnh các hành vi của những con người tham gia.  Người ta quan niệm chính trị cũng là một cuộc chơi nghiêm túc, vì hòa bình. Trước khi vào cuộc chơi, những người chơi phải biết luật chơi.  Những quy định về luật này phải có từ trước, và được người chơi chấp nhận. Đó  là các quy định của Hiến pháp.

Đây cũng là nhận định nổi tiếng của nhà triết học Mỹ  cuối thế kỷ XVII, trong cuốn sách "Các quyền của con người" (1791 - 1792), Thomas Paine viết: Hiến pháp không phải là một đạo luật của chính quyền, nhưng là của nhân dân tạo dựng nên chính quyền và một chính quyền không có Hiến pháp là quyền lực không có quyền… Hiến pháp là một vấn đề đứng trước chính quyền và chính quyền chỉ là tay sai của Hiến pháp”.

Hiến pháp có trước chính quyền, như một bản giao kết của mọi người dân mọi lực lượng, nhất là không có sự chi phối của thế lực mạnh nhất, sau khi được sự tín nhiệm, thông qua việc bỏ phiếu bầu cử, lực lượng cầm quyền triển khai các hoạt động của chính quyền theo quy tắc đã được  Hiến pháp quy định .    

Những yếu tố cấu thành thế bàn cờ của Hiến pháp

Chính trị tức là các công việc của nhà nước được quan niệm như  trò chơi được diễn ra trong trạng thái hòa bình không có chiến tranh, không có bom đạn. Một trò chơi chính trị, tức là một trò chơi quyền lực được mở ra cho tất cả mọi người dân có quốc tịch ở quốc gia hiện tại tham gia. Từ những hành vi đơn giản nhất của người dân là bỏ lá phiếu để ủy thác cho người đại diện thay mặt người dân trong cơ quan nhà nước, cho đến những người được người dân ủy quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp được quy định trong Hiến pháp. 

Vấn đề càng lớn, càng quan trong bao nhiêu thì càng phải được quy định trong Hiến pháp bây nhiêu. Công việc của nhà nước rất nhiều, phải có nhiều người đảm  phải có sự phân phân công, phân nhiệm, phân quyền. Thậm chí một một thể chế, mỗi một cá nhân đảm nhiệm các chức năng của nhà nước đều phải có cách thức, phương pháp, kỹ năng thực hiện khác nhau. Trong nhiều trường hợp các thể chế phải kìm chế đối trọng nhau, để phòng chống sự tham nhũng, lạm dụng công quyền.  Cách bố trí cơ cấu như vậy chẳng khác nào như việc bố trí các quân cờ trong bàn cờ tướng hay cờ vua làm vậy.

 Một khi đã được đứng trong thành phần của các cơ quan nhà nước,  mọi quan chức nhà nước phải thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Hiến pháp. Điều này cũng không khác các quân cờ phải đi theo các quy tắc của bàn cờ làm vậy.

Sự phân quyền giữa các quân cờ trong bàn cờ không những rõ ràng, mà còn ở thế kiềm chế và đối trọng rất căng thẳng, cũng chẳng khác nào như sự phân quyền và trở thành thế kìm chế và đối trọng nhau rất rõ trong Hiến pháp. Việc vi phạm cũng như đi nhầm nước cờ sẽ bị trừng phạt ngay, hoặc có thể làm suy yếu nước cờ, trong Hiến pháp cũng có chế tài tương tự.

Nhiệm kỳ của các thể chế và chính khách là  một khoảng thời gian nhất định phải theo quy định của Hiến pháp. Hết nhiệm kỳ, các thành viên trong bộ máy nhà nước phải  nhường chức vụ đó cho người khác, trừ trường hợp lại được người dân tín nhiệm lại, tương tự như nhiệm vụ của các quân cờ được kết thúc trong ván cờ đó, chỉ trừ trường  hợp người thắng ở lại để đấu tiếp với người tiếp theo theo quy định của thể lệ đấu trường… 

 Đấu trường của bàn cờ luôn là công khai, minh bạch và có trọng tài theo dõi. Việc thi hành Hiến pháp cũng phải công khai, minh bạch và cũng cần có trọng tài để xét xử các vụ việc vi phạm Hiến pháp.

Nguyễn Đăng Dung - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đọc thêm