Trong trường hợp này, BHXH có thể hỗ trợ gì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời cũng đảm bảo để doanh nghiệp có thể thanh toán được khoản nợ BHXH đó? Liệu doanh nghiệp đó có được phép chỉ nộp phần nợ BHXH gốc mà không bị tính lãi? Nếu được cần làm những thủ tục gì?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời: Căn cứ Luật BHXH năm 2014, trường hợp doanh nghiệp ông/bà hỏi bị công ty người nước ngoài lừa chiếm đoạt vốn nằm ngoài quy định của pháp luật về BHXH. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cơ quan BHXH kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 1; Khoản 7, Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 5/1/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, BH thất nghiệp từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng còn phải nộp tiền lãi tính trên số tiền và thời gian chậm đóng; BHXH Việt Nam không có thẩm quyền miễn giảm tiền lãi trốn đóng, chậm đóng của doanh nghiệp.