Hôm nay, ’chốt’ bỏ thi ngoại ngữ

Phiên họp bàn về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2010 đã phải "vắt" từ thứ bảy tuần trước sang thứ 2 tuần này (10/1) bởi có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều về các dự kiến thay đổi.

Phiên họp bàn về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2010 đã phải "vắt" từ thứ bảy tuần trước sang thứ 2 tuần này (10/1) bởi có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều về các dự kiến thay đổi. Trong đó, nhiều ý kiến chưa đồng thuận xoay quanh dự kiến không còn coi Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc.[links()]

giohocngoaingu2.jpg
Ngoại ngữ là công cụ rất quan trọng cho học sinh, sinh viên. Trong ảnh: Giờ học ngoại ngữ ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM). Ảnh: T.Thạnh

Dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010  được "rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp năm 2009" và nhằm mục đích tiến tới tổ chức một kỳ thi quốc gia, lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH, CĐ.

Từ mục đích đó, Bộ GD-ĐT đã đề xuất điều chỉnh quy định về môn thi như sau: Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT phải thi 6 môn, trong đó 2 môn âná định hàng năm (bắt buộc) là Ngữ văn và Toán. 4 môn còn lại của kỳ thi mỗi năm sẽ được Bộ chọn luân phiên trong số 6 môn vào cuối tháng 3 hàng năm. Đó là các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Riêng thí sinh học ngoại ngữ không đủ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và thí sinh tại các vùng khó khăn về điều kiện dạy học có thể được thi môn thay thế cho môn Ngoại ngữ.

Trong khi đó, ở kỳ thi tốt nghiệp năm 2009, môn Ngoại ngữ chỉ miễn trừ với các thí sinh học chưa đủ ba năm và được thay bằng môn Lịch sử.

Tại cầu truyền hình sáng thứ 7, nhiều đại biểu là lãnh đạo các Sở GD-ĐT phản đối thay đổi này với lý do,  trong những năm gần đây, ngoại ngữ được xem là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc cùng với văn và toán thì không có lý do gì nay Bộ GD-ĐT lại quy định ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc. Bên cạnh đó,

Hoàng Linh,  ở An Phú, An Giang "góp ý đôi điều với tư cách đang là một học sinh mới học lớp 10 và rất khá khi học ngoại ngữ": Ngoại ngữ là môn kỹ năng, dùng trong giao tiếp, trong xu thế hội nhập, tự khắc mỗi người sẽ có nhu cầu để học. Chuẩn bị còn 1 kì thi quốc gia, thì chỉ 2 môn toán, văn bắt buộc là đủ. Các môn còn lại sau này để các em tự chọn cho phù hợp sở thích, và ngành mình dự tuyển. Được như vậy sẽ tạo tâm thế chủ động hơn cho học sinh trong việc chọn môn thi.

Trong khi đó, ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM nhấn mạnh với báo Người lao động: "chủ trương này là bước lùi trong giáo dục.“

Theo Vietnamnet

Đọc thêm