Hướng tới Asiad 16: Tuyển bơi Việt Nam kỳ vọng vào Nguyễn Hữu Việt

Tại giải bơi hồ ngắn hồi đầu năm 2010 ở Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình, ông Tổng thư ký Hiệp hội bơi lội cho biết : bơi lội Việt Nam hy vọng kình ngư Nguyễn Hữu Việt sẽ lần đầu tiên mang huy chương Asiad ở môn này về Tổ quốc. Quốc gia đầu tư rất lớn cho Hữu Việt bên cạnh sự đầu tư của thể thao Hải Phòng.

Tại giải bơi hồ ngắn hồi đầu năm 2010 ở Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình, ông Tổng thư ký Hiệp hội bơi lội cho biết : bơi lội Việt Nam hy vọng kình ngư Nguyễn Hữu Việt sẽ lần đầu tiên mang huy chương Asiad ở môn này về Tổ quốc. Quốc gia đầu tư rất lớn cho Hữu Việt bên cạnh sự đầu tư của thể thao Hải Phòng.

Bài học từ Asiad 15 năm 2006

Đại hội thể thao châu Á lần thứ 15 năm 2006 tổ chức tại Đôha (Cata). Kình ngư trẻ Nguyễn Hữu Việt thời điểm ấy chưa được quan tâm tối đa như bây giờ cho sân chơi châu lục. Thế nên nhà vô địch 100m ếch nam SEA Games 23 ở Philippin lần đầu thoát khỏi các “ao làng” Đông Nam Á để bơi ra biển lớn đã thất bại ngay từ vòng loại.

Không chỉ Việt mà các VĐV Đông Nam Á đều rớt đài. Nhưng đáng nói hơn về Việt là ra trận mà tâm lý không tốt, Việt vừa thi vừa run đã khiến thành tích thấp so với chính mình. Ở đợt thi vòng loại 100m ếch, Việt chỉ đạt 1’04’’90, kém thành tích HCV của Việt tại kỳ SEA Games 23 (1’03’’80). Hữu Việt bị loại ngay từ vòng đầu và giới chuyên môn cũng thông cảm lần đầu Việt ra châu lục. Kết quả kém cỏi đó khiến Việt từng nghĩ đến việc giã từ đường đua xanh, nhưng  ngôi sao số 1 của bơi lội Việt Nam vượt qua được chính mình với quyết tâm giành huy chương ở Asiad 16.  

Giữ 1 phút là huy chương

Đội tuyển bơi lội Việt Nam tới Asiad 16 tại Quảng Châu với 5 VĐV: Nguyễn Hữu Việt, Võ Thái Nguyên, Hoàng Quý Phước, Phạm Thị Huệ và Nguyễn Thị Kim Tuyến. Trong số này chỉ có đương kim 100m ếch 3 kỳ SEA Games liên tiếp Hữu Việt được kỳ vọng sẽ có huy chương, 4 VĐV còn lại đều tham dự để cọ xát nhằm chuẩn bị cho SEA Games 26

100m ếch là cự ly sở trường của Hữu Việt. Thành tích của chàng trai Hải Phòng này ngày một tốt, vì thế ngành thể thao đã có những đầu tư đặc biệt nhất cho Việt, hơn tất cả VĐV khác.

Ở Trung Quốc, Việt được thầy ngoại tốt huấn luyện, hưởng chế độ dinh dưỡng, thuốc men... tốt nhất, không kém các VĐV hàng đầu thế giới của các quốc gia có nền thể thao phát triển. Thành tích trong luyện tập của Việt khá tốt, thậm chí còn tốt hơn thành tích tấm HCV SEA Games 25 1’01’’60 ở Lào.

Thành tích HCV SEA Games 25 của Việt vượt qua mốc của Polyakov (Cadắcxtan) giành HCĐ tại Asiad 15 với 1’01’63, kém tấm HCB của Yamshuta (Nhật Bản) 0,9 giây (1’01”50). Nói vậy, nhưng sau 4 năm các kình ngư cũng có bước tiến mới với Việt vẫn cần sự thận trọng. Hữu Việt hôm nay được thi đấu nhiều giải quốc tế, trưởng thành hơn và chắc chắn sẽ có những bứt phá để đi đến thành công. Chỉ cần Việt giữ vững được thành tích như ở SEA Games 25 là khả năng tranh chấp HCĐ rõ nét, và nếu có một sự đột biến bơi trong phạm vi 1 phút thì biết đâu sẽ có HCV. Trước giờ xung trận, chỉ mong sao Việt đoạt huy chương, bởi đó là tấm huy chương đầu tiên của bơi lội Việt Nam ở Asiad, mà bất kể màu gì thì nó cũng quý như vàng./.

        Trần Long

Đọc thêm