“Hụt hơi” chống tội phạm trốn thuế

Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhưng sau gần 2 năm Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS có hiệu lực, một số điều của Bộ luật Hình sự qui định các tội phạm trong lĩnh vực thuế vẫn chưa được hướng dẫn khiến các cơ quan chức năng gần như “hụt hơi” khi “đương đầu” với loại tội phạm trong những lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp này.

Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhưng sau gần 2 năm Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS có hiệu lực, một số điều của Bộ luật Hình sự qui định các tội phạm trong lĩnh vực thuế vẫn chưa được hướng dẫn khiến các cơ quan chức năng gần như “hụt hơi” khi “đương đầu” với loại tội phạm trong những lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp này.

Đã có một vài DN trong ngành sản xuất ô tô bị điểm danh gian lận thuế
Đã có một vài DN trong ngành sản xuất ô tô bị điểm danh gian lận thuế

Biết gian lận mà đành… chịu

Thực trạng DN (chủ yếu ở lĩnh vực gia công xuất khẩu may mặc, sản xuất phần mềm, dịch vụ kinh doanh bán lẻ, sắt thép, khách sạn nhà hàng, văn phòng căn hộ cho thuê…) chây ỳ, trốn thuế đã không còn là xa lạ, thậm chí còn bị coi là căn bệnh “kinh niên” của giới kinh doanh, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn và cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Theo công bố của Cục Thuế TP.HCM cuối tháng 8, qua thanh tra 140 doanh nghiệp (DN) kê khai lỗ, kết quả đã điều chỉnh giảm lỗ là 1.705 tỉ đồng, truy thu 143,5 tỉ đồng. Trước đó, Toyota Việt Nam, Vidamco, Vinamotor... (đều là thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng đã gian lận thuế với số thuế truy thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng…

Truy nguyên nhân của tình trạng này cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà DN  dám tự tin “báo cáo lỗ”, chuyển giá để trốn thuế. Chính nhờ sự bùng nhùng trong chính sách thuế, thiếu qui định tương thích đủ sức điều chỉnh biểu hiện chuyển giá… đã khiến hành vi trốn thuế có nhiều “đất” để phát triển.

Thậm chí, cũng bởi khung pháp lý hiện hành, thanh tra thuế gần như chỉ xử lý được các sai phạm trong lĩnh vực thuế một cách “giơ cao đánh khẽ” bằng các biện pháp như truy thu lại thuế, thu hồi thuế giá trị gia tăng đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ, truất quyền ưu đãi thuế… Những biện pháp này thực ra chỉ giải quyết được trước mắt mà không đủ tính nghiêm khắc để có thể coi như cảnh báo đối với các cá nhân, DN khi có ý định trốn thuế.

Do đó, dường như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, những “ý tưởng” để có thể trốn thuế vẫn liên tục được “thai nghén”, ứng dụng khi có điều kiện như một cách để “tăng hiệu quả kinh doanh” mà không quan tâm đến trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ xã hội của DN. Thực tế có lỗi một phần từ sự chậm chễ trong ban hành văn bản hướng dẫn các qui định của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kinh doanh.

“Nhận diện” trốn thuế

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS 2009 đã sửa đổi 01 về tội trốn thuế (Điều 161 BLHS), bổ sung mới tổng số 5 điều về các tội phạm trong lĩnh vực tài chính - kế toán – chứng khoán, trong đó có 2 điều qui định tội phạm trong lĩnh vực tài chính – kế toán (Điều 164a - Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước và Điều 164b - Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước) với hy vọng “góp phần đấu tranh có hiệu quả với các hành vi phạm tội mới phát sinh trong các lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán”.

Theo dự thảo Thông tư, chủ thể phạm của tội này là cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế đã dùng mọi thủ đoạn nhằm mục đích không nộp, nộp không đúng, không đầy đủ các loại thuế theo qui định của Luật quản lý thuế.

Những hành vi trốn thuế cũng được “nhận diện” trong dự thảo Thông tư là các hành vi liên quan đến việc nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế; hành vi liên quan đến việc ghi chép sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; hành vi liên quan đến việc xuất  hoá đơn xác định thuế; hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu bất hợp pháp làm sai lệch nghĩa vụ nộp thuế và các hành vi không nộp các loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại hàng hoá được miễn thuế.

“Trường hợp trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” qui định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 161 BLHS được dự thảo Thông tư xác định là trường hợp tuy số tiền thuế mà người phạm tội trốn có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng nhưng hành vi phạm tội diễn ra trong một khoản thời gian dài, có hệ thống, có sự câu kết chặt chẽ với nhân viên trong các cơ quan chức năng như cơ quan Thuế, Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển để thực hiện tội phạm...

Với những hướng dẫn cụ thể như trên, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan là Bộ Tài chính, VKSNDTC, TANDTC hy vọng sẽ tìm ra “thuốc đặc trị” đối với “căn bệnh” trốn thuế để ngăn chặn những hành vi vi phạm nghĩa vụ nộp thuế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh lành mạnh của thị trường.

Huy Anh

Đọc thêm