“Huy động vàng trong người dân để quản lý thị trường vàng”

Đó là mục tiêu trong phương án mà Ngân hàng Nhà nước đề xuất nhằm giữ ổn định thị trường vàng, đảm bảo mục tiêu “dân giàu nước mạnh”, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình hôm qua khẳng định.

Đó là mục tiêu trong phương án mà Ngân hàng Nhà nước đề xuất nhằm giữ ổn định thị trường vàng, đảm bảo mục tiêu “dân giàu nước mạnh”, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình hôm qua khẳng định.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, 100% vàng trao đổi trên thị trường là vàng nhập khẩu nên việc bình ổn giá vàng trong nước phải theo giá vàng thế giới. Bất kỳ khi nào giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới từ 400.000 đồng trở lên là có hiện tượng nhập lậu và đầu cơ vàng. 

“Huy động vàng trong người dân để quản lý thị trường vàng” ảnh 1
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Lý giải về “cơn sốt” vàng thời gian qua, ông Bình phân tích, giá vàng thế giới lên từng ngày, từng giờ, tăng đến 36% trong 8 tháng (riêng tháng 8, giá vàng thế giới đạt hơn 1.900 USD/ounce) nên giá vàng trong nước có lúc không kịp điều chỉnh.

Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý người dân, người có vàng không muốn bán, nhu cầu mua vàng lại tăng, tạo ra khan hiếm ngắn hạn trên thị trường và cơ hội cho một số đối tượng lợi dụng, làm giá, trục lợi.

Để bình ổn giá vàng, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu vàng. Riêng 10 ngày đầu tháng 8 cấp phép nhập khẩu 5 tấn nhưng thực tế các doanh nghiệp chỉ nhập 2,1 tấn. Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu khoảng 15 tấn vàng nhưng thực tế mới nhập 7 tấn.

Trong phiên họp Chính phủ tháng 8 (diễn ra từ 30/8 đến 1/9), Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Chính phủ thực hiện phương án “huy động vàng trong dân thông qua các tổ chức tín dụng”. Như vậy, vẫn đảm bảo quyền mua bán, tích trữ, sở hữu vàng của người dân, nhưng sẽ tạo điều kiện để Nhà nước có thể quản lý được số vàng đó.

H.Giang 

Đọc thêm