Đã không ít lần, dư luận rồi báo chí lên tiếng về tình trạng học sinh phải ì ạch mang vác cặp sách đến trường. Sức nặng của chiếc cặp quá khổ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của học sinh.
Vụ một học sinh 9 tuổi ở Hóc Môn, TP.HCM bị gãy xương vai một lần nữa gióng thêm tiếng chuông cảnh báo về vấn đề này. Để chứng minh thêm cho tình trạng mang vác của HS, chúng tôi đã trở lại các trường và không khó để nhận thấy cảnh HS phải khệ nệ cõng chiếc cặp nặng 4-5kg trên đường đến lớp.
Vụ một học sinh 9 tuổi ở Hóc Môn, TP.HCM bị gãy xương vai một lần nữa gióng thêm tiếng chuông cảnh báo về vấn đề này. Để chứng minh thêm cho tình trạng mang vác của HS, chúng tôi đã trở lại các trường và không khó để nhận thấy cảnh HS phải khệ nệ cõng chiếc cặp nặng 4-5kg trên đường đến lớp.
|
Nhiều học sinh vẫn phải mang vác cặp đến trường như thế này - Ảnh: Như Hùng |
Sách vở của con, quà, nước của mẹ
2 lần cân cặp
Năm 2003, Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) đã thực hiện một cuộc khảo sát cặp của HS tại bốn trường tiểu học nội thành Hà Nội nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho việc mang cặp sách quá nặng đến trường. Năm 2007, Vụ Giáo dục tiểu học tiếp tục chọn ngẫu nhiên một số trường để kiểm tra cặp sách của HS. Kết quả: có những chiếc cặp của HS tiểu học nặng đến 4-5kg, trong khi HS đó chỉ nặng 14-15kg. Sau hai lần cân cặp, lãnh đạo Vụ Giáo dục tiểu học đã hướng đến việc phải có chuẩn cặp sách sau khi đã có chuẩn về bàn ghế, phòng học. Nhưng đến nay, tình trạng mang vác cặp sách quá nặng đến trường vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của HS. |
Giờ tan học lúc 10g30 ngày 28-9 tại Trường tiểu học Trung Nhất (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), phụ huynh xếp thành hai hàng ở hai bên cổng trường chờ đón con về. Hễ HS nào bước ra đến cổng là phụ huynh vội chạy đến đỡ chiếc cặp để xách giùm con hoặc cho lên xe. Nhiều HS ở trường này sử dụng cặp sách rất to hoặc dạng balô của người lớn. Điểm chung là chiếc cặp nào cũng có một ngăn đựng chai nước uống dở. Có HS xách cặp bằng một tay, đi được một quãng phải dừng lại nghỉ vì cặp quá nặng. Rất nhiều em sử dụng dạng cặp có bánh xe và tay kéo. Một phụ huynh chỉ vào chiếc cặp căng phồng của con, phàn nàn: “Gia đình phải thay nhau đưa đón và xách cặp cho cháu. Cháu chỉ nặng 25kg mà phải mang cái cặp quá nặng, mình không chịu nổi, xót xa quá...”. Để chia sẻ gánh nặng cặp sách cho con, nhiều phụ huynh chọn cách sáng xách cặp lên lớp giùm con, chiều lại chờ ở cổng trường xách cặp cho con như thể mẹ cha cũng phải đi học(!). Tại Trường tiểu học Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh), một phụ huynh vừa loay hoay nhét vào cặp cho con nào sữa hộp, bánh mì, nước ngọt, áo mưa, khăn lau, mũ vừa thích: “Trường không có căngtin nên phải mang đồ ăn cho cháu ăn vào giữa buổi”. Nhiều phụ huynh khác khi chở con đến trường cũng nhét thêm chai nước hoặc hộp sữa vào ngăn bên ngoài của cặp sách cho con mang vào trường. Giờ tan học ở Trường tiểu học Nguyễn Thi (Q.3), em T.Q., HS lớp 2C, kể: “Cặp con có đáy chống thấm nước mưa, lúc nào xách nặng quá con dừng lại nghỉ thì để cặp xuống đất cũng không bị dơ”. Nhiều HS ở trường này sử dụng loại cặp có hai quai nhưng không mang vào lưng mà xách một bên tay, số khác thì dùng balô hoặc vali kéo. Chị Trâm, một phụ huynh ở quận 6, cho biết con chị năm nay vừa vào lớp 6, mỗi ngày cháu mang 4-5 cuốn sách giáo khoa theo thời khóa biểu, mỗi cuốn sách lại kèm theo một cuốn vở bài tập và sách bài tập, tổng cộng số sách, vở trong cặp lên đến 12-15 cuốn, chưa kể nước uống, hộp bút và dụng cụ học tập khác. Tâm lý phụ huynh và chính HS khi chuẩn bị sách vở đến trường thường nghĩ “thừa còn hơn thiếu” để giáo viên hỏi đến cuốn nào là có cuốn đó đã góp phần làm cặp sách của HS nặng hơn.Làm sao giảm bớt gánh nặng cho trẻ? Một giáo viên tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay nhiều trường yêu cầu HS sắm vở 200 trang, mỗi ngày ngoài sách các em còn phải mang theo 3-4 cuốn vở như vậy rất nặng. Nhiều trường không để bình nước uống cho HS nên các em phải đem theo chai nước đến trường. Lại có trường đòi phụ huynh phải sắm hai bộ sách giáo khoa, một bộ để ở nhà, một bộ mang lên trường. Như vậy, chiếc cặp nặng một phần do chương trình học, một phần do những nhiêu khê từ người lớn”.
|
Học sinh Trường tiểu học Chi Lăng (Q.Tân Bình, TP.HCM) tan học, trên đường về nhà - Ảnh: T.T.D. |
Tại TP.HCM, từ nhiều năm nay HS học hai buổi được các trường cho để bớt một phần sách vở ngay tại lớp để cặp sách đỡ nặng khi về nhà. Tại các trường như tiểu học Trần Quốc Toản (Tân Bình), Nguyễn Thi (Q.3), giáo viên cho biết sách vở của HS được để ngay ở hộc bàn của từng em, mỗi ngày các em về nhà chỉ mang theo những sách vở cần thiết để ôn bài. Tuy nhiên, những HS không học bán trú vẫn phải xách cặp sách đi đi về về với trọng lượng rất nặng vì ngoài sách vở còn có những bộ dụng cụ học tập...
Cô Lê Thị Bạch Tuyết, hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương (Q.5), cho biết: “Hiện nay để giảm gánh nặng cho HS, loại vali kéo hoặc cặp có bánh xe đang được dùng rất phổ biến vì đựng được nhiều và tiện lợi. Nhưng ở những trường HS phải đi cầu thang thì các em vẫn phải khệ nệ xách lên cầu thang, mà với những chiếc vali quá to, quá nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các em”.
Ở Trường Chương Dương, giáo viên chủ nhiệm phải thay phụ huynh quản lý sách, tập cho HS ở ngăn bàn của các em và kệ tủ của từng lớp học. Giáo viên cũng tư vấn cho phụ huynh hạn chế bắt các em phải mang vác quá nhiều đến lớp. Trong mỗi phòng học đều có bình nước uống nên HS không phải mang theo nước đến trường. Ở Trường tiểu học Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), giáo viên còn hướng dẫn HS để bớt sách vở ở trường vì HS các huyện ngoại thành thường phải đi bộ xa đến trường.
Còn Trường tiểu học Kim Đồng từ nhiều năm nay đã thực hiện chuyên đề “Giảm gánh nặng cặp sách cho trẻ” bằng cách lồng vào chương trình kỹ năng sống hướng dẫn trẻ sắp xếp sách vở một cách khoa học, làm việc theo thời khóa biểu, giáo viên thường xuyên kiểm tra những cặp sách quá nặng xem có mang đúng theo thời khóa biểu hay không và trao đổi với phụ huynh để giảm gánh nặng cho trẻ.
Đó là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của các trường, nhưng nếu ngành giáo dục và cả xã hội không quan tâm thật sự, không có giải pháp xử lý rốt ráo câu chuyện này thì chắc chắn vẫn còn xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nữa đối với trẻ.
Đeo cặp sách nặng 1/6 trọng lượng cơ thể là quá nặng Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Ngô Văn Toàn - trưởng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) - nói: “Tôi chưa nghiên cứu nên chưa biết trọng lượng cặp sách như thế nào là vừa với trẻ, nhưng có nguyên tắc là khi ta đi nhanh, chân sẽ phải chịu trọng lượng gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể, khi chạy thì chân phải chịu trọng lượng 5-7 lần trọng lượng cơ thể. Giả sử một em học lớp 3, trọng lượng cơ thể 30kg, nếu đeo cặp sách nặng 4,5kg là gần tương đương với 1/6 trọng lượng cơ thể của em, vác trên vai đi bộ nhiều nơi là quá nặng, có thể gây đau mỏi. Chưa kể hệ thống phần mềm quanh xương khi trẻ đứng yên thì chúng vẫn có thể chuyển động, kiểu chuyển động tĩnh. Vì vậy cặp quá nặng, trẻ lại di chuyển nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ”. Theo L.Anh
|
Theo Lưu Trang
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ