Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” vừa được eWorld Award trao “Giải thưởng quốc tế eWorld 2011" cho “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”. Sau khi sang Ấn Độ nhận giải thưởng này trở về, Tiến sỹ Phan Hữu Phong - Giám đốc Ban quản lý dự án BMGF-VN đã có cuộc đối thoại với PLVN Online xung quanh câu chuyện nỗ lực rút ngắn khoảng cách số tại các vùng miền nông thôn tại Việt Nam…
[links()]
TS Phong khẳng định: "Mục tiêu lâu dài của dự án đã đi đúng hướng và phù hợp nên nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cấp chính quyền Trung ương đến địa phương và sự đón nhận của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù kết quả còn khiêm tốn nhưng dự án thí điểm đã tạo cơ hội cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được hưởng lợi do công nghệ thông tin mang lại, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số và chất lượng CNTT giữa các vùng miền như mục tiêu lâu dài đã đặt ra".
TS Phong khẳng định: "Mục tiêu lâu dài của dự án đã đi đúng hướng và phù hợp nên nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cấp chính quyền Trung ương đến địa phương và sự đón nhận của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù kết quả còn khiêm tốn nhưng dự án thí điểm đã tạo cơ hội cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được hưởng lợi do công nghệ thông tin mang lại, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số và chất lượng CNTT giữa các vùng miền như mục tiêu lâu dài đã đặt ra".
|
TS Phan Hữu Phong |
Chính vì vậy Dự án đã được eWorld Award trao “Giải thưởng quốc tế eWorld 2011" cho “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”, phải vậy không, thưa ông?
Tháng 6/2011, Dự án thí điểm được mời tham gia đề cử giải thưởng eWorld 2011, đây là giải thưởng Quốc tế được tổ chức song hành với diễn đàn eWord diễn ra tại Ấn Độ với sự tham gia của hơn 150 dự án từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Và cuối cùng Dự án thí điểm VTF – MIC của Việt Nam đã vinh dự đạt Giải thưởng quốc tế mang tên “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”.
Với hệ thống thiết bị máy tính hiện đại, truy nhập Internet băng rộng và khả năng giám sát liên kết qua hệ thống giám sát online của dự án, 99 điểm của dự án nay là một phần của một mạng chung tại Việt Nam, và có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Các cộng đồng nông thôn có thể học hỏi lẫn nhau để cách thúc đẩy phát triển nông thôn. Dự án không cung cấp tiền cho người dân địa phương ở các vùng sâu vùng xa, nhưng cung cấp cho họ cơ hội tiếp cận với thông tin, kết nối họ với thế giới thông qua nguồn nhân lực và cơ sở địa phương.
Dự án đã thu hút được sự đón nhận của các tầng lớp nhân dân tại vùng có các điểm của dự án. Sự tham gia nhiệt tình của các cấp chính quyền, các cán bộ và người dân địa phương, từ đó đảm bảo tính bền vững của dự án. Các đối tượng có liên quan được huy động tham gia thực hiện dự án, bao gồm chính quyền địa phương, các thư viện công cộng cấp tỉnh, huyện, các tổ chức và hiệp hội tại địa phương (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ…), cũng như các bộ ban ngành liên quan ở cấp trung ương.
Dự án còn góp phần khuyến khích các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị, dự án còn lập ra các trang web/kênh thông tin phù hợp để hỗ trợ người dân ở một số vùng đặc biệt tiếp cận với thông tin mà họ cần, thậm chí bằng chính ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, dự án còn áp dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp thông tin, quản lý việc cung cấp dịch vụ để phục vụ cho bà con một cách tốt nhất. Điểm đặc biệt của dự án là có hệ thống quan sát thông qua internet. Đây là phương tiện triển khai hữu hiệu trong chương trình triển khai của thư viện toàn cầu.
Đơn vị tài trợ tiếp tục để thực hiện trong phạm vi cả nước với sự ủng hộ và hợp tác của nhiều bên liên quan.
Sau khi tham gia đề cử, dự án đã được Ban tổ chức sơ tuyển, sau đó đưa ra bình chọn công khai trực tuyến qua Internet từ 20/6 – 15/7/2011. Dự án của Việt Nam đã được nhiều tầng lớp nhân dân trong nước, trên thế giới biết đến và đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo người dân ở các vùng dự án đã tham gia bình chọn qua Internet , giúp cho dự án đạt được giải thưởng. Chính nhờ sự ủng hộ này mà số phiếu bầu cho dự án của Việt Nam từ trong và ngoài nước rất cao, giúp cho Dự án đạt giải thưởng.
Và chắc hẳn ông còn có nhiều thông tin để chia sẻ thêm về những nỗ lực rút ngắn khoảng cách số tại các vùng miền nông thôn tại Việt Nam từ những kinh nghiệm học hỏi được khi nhận giải thưởng vinh dự trên?
Giải thưởng eWorld đối với dự án thí điểm là niềm vinh dự, thể hiện sự khẳng định của Quốc tế đối với những thành quả dự án đã đạt được.
Trong thời gian tham dự Diễn đàn eWorld, chúng tôi cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quốc tế. Chúng tôi thấy các nước cũng có mô hình trung tâm viễn thông (telecentre) như Việt Nam, nhưng ngoài các dịch vụ tương tự như chúng ta đang làm, họ còn cung cấp dịch vụ y tế cho người dân. Họ còn có các chương trình ICT riêng cho nông nghiệp hoặc trong từng lĩnh vực rất cụ thể mà ở Việt Nam chúng ta chưa có. Vì vậy chúng tôi rất mong muốn tăng cường phối hợp quốc tế, học tập các kinh nghiệm quý báu để áp dụng trong phát triển công nghệ thông tin – truyền thông phục vụ cộng đồng nhất là cho người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam.
|
vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam đã có Internet |
Hiện nay vấn đề kinh phí để thực hiện các đề án cụ thể còn có những khó khăn nhất định. Do vậy việc tiếp cận nguồn lực tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường thêm các nguồn lực góp phần thực hiện chính sách tam nông của Đảng và chính phủ theo đúng tinh thần NĐ 93 về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài là rất quan trọng. Chúng ta cần mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm về quản lý…để giúp đẩy nhanh hơn quá trình thực hiện các chính sách.
Có một điều mà chúng tôi rất trăn trở. Đó là trong Dự án thí điểm, hoạt động đào tạo cho người dân được coi là một trong những thành công quan trọng của dự án . Đã có 4.000 lượt người dân được đào tạo về sử dụng máy tính, internet, từ đó nâng cao hiệu quả của dự án. Tuy nhiên trong Dự án mở rộng, nhà tài trợ không cấp kinh phí cho hoạt động đào tạo cho người dân nữa. Do vậy, chúng tôi rất mong và đang cố gắng tìm kiếm thu hút được thêm sự đóng góp từ các nguồn lực, từ các tổ chức cá nhân trong nước và Quốc tế để bổ sung cho công tác đào tạo cho người dân ở các vùng dự án thực hiện để có thể tiếp tục phát huy được thành công đã có từ Dự án thí điểm.
Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo triển khai dự án tại gần 1500 điểm BĐVHX và thư viện xã trên diện rộng một cách hiệu quả ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, VNPost đang có nhiều khó khăn cũng như khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông tại các điểm này gặp rất nhiều thách thức. Việc vừa đảm bảo mục tiêu của dự án từ thiện giúp đỡ người nghèo, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới yêu cầu là nhiệm vụ tương đối nặng và còn nhiều việc phải làm, phải giải quyết. Do vậy, cần có sự giúp đỡ hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt của ban chỉ đạo, các Bộ, phòng, các địa phương và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông để hỗ trợ VNPost và Ban QLDA giải quyết một cách trọn vẹn.
Được biết dự án đang được triển khai mở rộng, vậy mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn mới của dự án là gì, thưa ông?
Mục tiêu chính của Dự án mở rộng là góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp thông tin thông qua máy tính và internet công cộng cho các thư viện công cộng và điểm bưu điện văn hóa xã với tầm nhìn mới. Tập trung hỗ trợ người dân nghèo, nhóm thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn - có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với công nghệ thông tin mang lại. Từ đó cải thiện được cuộc sống của cá nhân, đồng thời đóng góp được cho gia đình họ, cho cộng đồng và cho xã hội.
Kinh nghiệm từ dự án thí điểm là những bài học tốt nhưng tự chúng tôi cũng nhận thấy rằng còn có rất nhiều vấn đề cần phải nỗ lực rút kinh nghiệm và xử lý giải quyết trong thời gian tới để triển khai tốt hơn trong dự án mở rông 5 năm tiếp theo như : Vấn đề nội dung thông tin, các tiện ích cụ thể đưa lên trang WEB của dự án. Làm sao để nhiều nội dung tôt , thiết thực, phù hợp với vùng , miền, trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp của các tầng lớp nhân dân,… và quan trọng nhất là làm sao để hướng dẫn để nhiều người biết và được sử dụng các nội dung thông tin này có hiệu quả. Các vấn đề về trình độ, nhận thức, sự nhiệt tình, trách nhiệm... của các cấp lãnh đạo cũng như của từng cán bộ, nhân viên tham gia thực hiện dự án tại các Bộ nghành, tại 40 tỉnh ,400 huyện, 1600 xã… thực sự là bài toán khó, là những thách thức lớn đặt ra cho Ban chỉ đạo và Ban QLDA phải giải quyết.
Xin cảm ơn ông!
Anh Phương( ghi)