Khánh thành Khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 6/1, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ khánh thành Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cắt băng khánh thành Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công tại huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thuỳ.
Nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cắt băng khánh thành Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công tại huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng nhiều nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương, lãnh đạo Quân khu 7, Quân khu 9; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và đông đảo thân nhân các anh hùng, liệt sĩ tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Tháng 2/1955, chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập Đặc khu An Phước để đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân.

Trên nền nhà cũ của địa chủ Bang Biện Phú, chính quyền Sài Gòn cho thành lập Trại giam An Phước - trại giam này mệnh danh là “Lò sát sanh An Phước” vì được đặc quyền bí mật hành hình, giết hại tù nhân không cần tuyên án...

Trại giam có nhiều lung nước lớn nhỏ và rừng tràm trên 100 ha, xung quanh đắp bờ thành cao, có rào dây chì gai nhiều lớp, với diện tích 20m2 để nhốt khoảng 100 người. Nhà trại được đào sâu 2m, nước lúc nào cũng ngập đến cả mét.

Từ tháng 4/1955 đến năm 1957, quân chính quyền Sài Gòn đã mở nhiều cuộc càn quét khủng bố, bắt giam cầm hơn 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Trong đó có hơn 1.500 người bị giết hại.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tri ân đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - người có công xây dựng Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công tại huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang tri ân đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - người có công xây dựng Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công tại huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Để ghi nhớ công ơn, sự hi sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ, đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - đã khởi xướng kế hoạch chi tiết tiến hành tu bổ, tôn tạo Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và xây dựng Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, người có công huyện Vĩnh Thuận với tổng nguồn vốn xã hội hóa gần 100 tỉ đồng.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tặng bằng khen cho các tập thể đã có thành tích đột xuất, xuất sắc trong đóng góp xây dựng khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thùy.

Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tặng bằng khen cho các tập thể đã có thành tích đột xuất, xuất sắc trong đóng góp xây dựng khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thùy.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang chụp ảnh bên bức tượng đồng Bác Hồ mang biểu tượng “Miền Nam trong trái tim tôi” - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang chụp ảnh bên bức tượng đồng Bác Hồ mang biểu tượng “Miền Nam trong trái tim tôi” - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Khu chứng tích chiến tranh Rừng tràm Bang Biện Phú nằm trong quần thể 31 điểm di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ U Minh Thượng được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1997.

Khu chứng tích chiến tranh có diện tích 4 ha tại khu phố Vĩnh Phước 2 (nằm giáp Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Vĩnh Thuận). Đây là điểm di tích đặc biệt lưu giữ giá trị một giai đoạn lịch sử hào hùng, bi tráng của miền Tây Nam Bộ và Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.

Trong khuôn viên, tượng đồng Bác Hồ cao lớn, bao dung, mang biểu tượng “Miền Nam trong trái tim tôi”; xây dựng các bức phù điêu.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trồng cây xanh trong khuôn viên Khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công ở huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trồng cây xanh trong khuôn viên Khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công ở huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Còn Đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công là công trình chính với không gian 2 bên thờ liệt sĩ, gian giữa thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khuôn viên của công trình được xây dựng khang trang, sạch đẹp, với hệ thống chiếu sáng, cây xanh, hoa, kiểng, ao sen thoáng mát, yên lành.

“Sau 7 tháng khẩn trương thi công (tính từ ngày 17/5/2023), công trình đến nay hoàn thành và đưa vào khai thác. Công trình đã huy động nhiều nguồn lực để hoàn thành trong thời gian sớm nhất; vừa thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu hôm nay, và đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, người dân địa phương”, ông Trung cho biết thêm.

Nguyên lãnh đạo Đảng nhà nước thắp hương đền thờ tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ, người có công. - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Nguyên lãnh đạo Đảng nhà nước thắp hương đền thờ tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ, người có công. - Ảnh: Khánh Thuỳ.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương mong muốn: Địa phương cần quan tâm làm tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và đền thờ anh hùng liệt sĩ, người có công để nơi đây trở thành điểm giáo dục truyền thống yêu nước, cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Đọc thêm