Quá bận rộn với công việc chuẩn bị cho đại hội Toán học thế giới, tranh thủ về Việt Nam được khoảng 1 tuần nhưng lịch làm việc của GS Ngô Bảo Châu luôn dày đặc. Mặc dù cánh báo chí rất muốn sắp xếp những cuộc nói chuyện với GS Ngô Bảo Châu xung quanh sự kiện khoa học quan trọng này.
Mẹ cũng không biết GS Châu đi đâu
Nhà GS Ngô Bảo Châu nằm im lìm trong một con ngõ nhỏ trên phố Đào Tấn. Khi PV tìm tới cũng là lúc PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (mẹ của GS Ngô Bảo Châu) chuẩn bị đi làm. Bà niềm nở trò chuyện với chúng tôi và cho biết:"Mấy ngày nay có rất nhiều phóng viên đến tìm gặp nhưng hiện tại, bác cũng không biết anh Châu đang ở đâu? Gia đình bác cũng không thể liên lạc được với anh ấy”.
Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có đến thăm và nói chuyện với GS Châu tại nhà riêng nhưng sau ngày hôm đó GS Châu đi đâu thì đến chính mẹ của anh cũng không được biết.
PGS. Trần Lưu Vân Hiền phỏng đoán: “Hiện tại, báo cáo của anh Châu sắp đọc tại Đại hội Toán học thế giới vẫn chưa được hoàn chỉnh mà thời gian cũng đã gấp lắm rồi nên Châu muốn có thời gian để hoàn thành bản báo cáo. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng”.
Mẹ cũng không biết GS Châu đi đâu
Nhà GS Ngô Bảo Châu nằm im lìm trong một con ngõ nhỏ trên phố Đào Tấn. Khi PV tìm tới cũng là lúc PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (mẹ của GS Ngô Bảo Châu) chuẩn bị đi làm. Bà niềm nở trò chuyện với chúng tôi và cho biết:"Mấy ngày nay có rất nhiều phóng viên đến tìm gặp nhưng hiện tại, bác cũng không biết anh Châu đang ở đâu? Gia đình bác cũng không thể liên lạc được với anh ấy”.
Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có đến thăm và nói chuyện với GS Châu tại nhà riêng nhưng sau ngày hôm đó GS Châu đi đâu thì đến chính mẹ của anh cũng không được biết.
PGS. Trần Lưu Vân Hiền phỏng đoán: “Hiện tại, báo cáo của anh Châu sắp đọc tại Đại hội Toán học thế giới vẫn chưa được hoàn chỉnh mà thời gian cũng đã gấp lắm rồi nên Châu muốn có thời gian để hoàn thành bản báo cáo. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng”.
GS.TSKH Ngô Huy Cẩn kể về tuổi thơ của GS Ngô Bảo Châu (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Nhận thấy sự mong mỏi của PV muốn có được thông tin về GS Châu, PGS. Hiền đã gợi ý cho PV lên Viện Toán để gặp GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, người thầy và cũng là người anh thân thiết của GS Ngô Bảo Châu. GS Lê Tuấn Hoa vẫn nhận đùa sẽ làm thư ký miễn phí cho GS Ngô Bảo Châu để giúp anh sắp xếp khối lượng công việc lớn cần giải quyết. GS Châu cũng đã đồng ý với ý kiến này. Ngày hôm sau, vào cuối giờ chiều, PV lại tìm đến nhà GS Châu những mong được gặp mặt và trao đổi dù là chỉ ít phút. Một lần nữa, PV đành phải thất vọng, GS Châu hiện vẫn không có mặt ở nhà. Rất may hôm đó PV lại có dịp được trò chuyện với cha mẹ của GS Châu là GS.TSKH Ngô Huy Cẩn và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền. GS Cẩn tiếp chuyện PV bằng giọng ái ngại: “Tôi rất cảm ơn thịnh tình của các phóng viên nhưng thực sự hiện nay Châu đang rất bận. Nói chuyện với tôi, Châu tỏ ra khá lo lắng vì hiện nay bản báo cáo tại Đại hội Toán học thế giới vẫn chưa được hoàn thành. Như mọi lần thì Châu cũng chỉ báo cáo trước vài trăm người nhưng lần này là báo cáo trước 5.000 đại biểu và bị quy định thời gian trong 1 tiếng đồng hồ nên cần phải đảm bảo không có sai sót gì xảy ra”. Trước khi đem báo cáo sang Ấn Độ tham dự, GS Châu phải gửi về bên Pháp để 3 người thầy của mình xem xét. Đây là một sự kiện khoa học trọng đại, ít người có được vinh dự lớn lao này nên mọi việc phải thực sự hoàn hảo. Các GS toán học hàng đầu trên thế giới, những người thầy của GS Ngô Bảo Châu cũng quyết tâm giúp đỡ GS Châu để bản báo cáo của anh “không thể sai một chữ nào”.Tuổi thơ của vị GS trẻ nhất Việt Nam PGS. Trần Lưu Vân Hiền kể bà sinh Ngô Bảo Châu vào năm 1972 tại Hà Nội, thời điểm giặc Mỹ đang điên cuồng ném bom miền Bắc. Những ngày đó, chồng của bà, GS.TSKH. Ngô Huy Cẩn chuẩn bị lên đường vào tuyến lửa Quảng Trị. Sau đó ông đi dạy học cho một số trường quân đội, khi thì đi làm nghiên cứu sinh ở Nga, vì vậy mọi gánh nặng lại đặt lên đôi vai của người mẹ trẻ. Hồi bé, Ngô Bảo Châu theo học tại trường Trưng Vương. Nhờ khả năng xuất sắc trong Toán học, cậu học sinh nhỏ bé này sau đó đã thi đỗ vào khối phổ thông chuyên toán, ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là khối phổ thông chuyên ĐH KHTN, ĐHQGHN) PGS. Hiền nhớ lại: Châu thông minh từ nhỏ, cái gì cũng biết. Học mẫu giáo, các cô giáo gọi Châu là "viên ngọc". Châu thường được chọn là học sinh lên bảng trả bài mỗi lần lớp có giáo viên đến dự. Toán học đã trở thành niềm đam mê từ nhỏ của Châu. Châu thường bảo mẹ mua các cuốn sách toán học mỗi khi có điều kiện. Bố của anh, GS Ngô Huy Cẩn chính là người định hướng anh theo con đường nghiên cứu khoa học. Ông Cẩn nhớ lại: “Ngày còn bé, mỗi lần thầy giáo giao bài tập về nhà tôi đều thấy Châu làm bài rất chăm chỉ. Châu cũng làm bài rất nhanh. Tôi chưa thấy Châu phải dừng bước trước một bài toán nào. Ngày đó tôi đã nghĩ nếu sau này Châu được làm nghiên cứu khoa học thì tốt. Hiện tại Châu đã phát triển theo đúng con đường mà mình yêu thích”. Nhận xét về người con trai của mình, GS Cẩn cũng rất nghiêm khắc: “Châu được cái tính chăm chỉ, ghi chép cẩn thận, không ẩu. Nhìn chung là được cái cần cù bù thông minh. Nhiều lần thấy Châu quá say mê với việc học toán và thường học quá khuya, chúng tôi thường phải vào phòng để giục Châu đi ngủ”. PGS Hiền lại nhớ lại: Ngày Châu đi thi Olympic Toán quốc tế trở về, tôi có vào dọn bàn học cho Châu thấy trên bàn là những chồng sách cao, những đống giấy nháp la liệt khắp bàn. Nhìn con học vất vả mà thương con quá. Châu có quay ra cười rồi bảo: "Với đống giấy nháp này, con cũng xứng đáng được giải Nhất mẹ nhỉ". Hai năm liền 1988-1989, Châu đã giành liên tiếp 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế, trở thành học sinh đầu tiên của Việt Nam làm được điều này. Sau khi kỳ thi Toán quốc tế năm 1989 kết thúc, toàn bộ giấy nháp ngày nào của Châu đã được GS Vũ Đình Hòa (thầy dạy Toán cho Châu) cất giữ một cách cẩn thận. Để có được thành công như ngày hôm nay, GS Châu cũng không quên những người thầy, người anh đã tận tình chỉ bảo trong suốt những năm Châu học phổ thông. Anh từng tâm sự: .”“Khi tôi còn bé, tôi bị ảnh hưởng rất lớn là anh Phạm Ngọc Hùng, anh Lê Tuấn Hoa (hiện là Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam), anh Vũ Đình Hòa… đó là những người kèm cặp tôi học Toán từ 6h tối đến 10h đêm, ngày nào cũng vậy. Họ thực sự truyền niềm đam mê toán học cho tôi" GS Cẩn nhớ lại: “Ngày đó trước khi lên đường đi dự kì thi Olympic Toán quốc tế năm 1988, anh Lê Tuấn Hoa vẫn thường đến dạy Châu tới tận khuya. Ngày nào cũng như ngày nào, ròng rã trong nhiều tháng liền. Những người thân ai biết chuyện cũng đều thương Châu có một tuổi thơ vất vả, chỉ biết lao đầu vào học, học một cách say mê. Trước sự quan tâm của mọi người, Châu thường cười xòa, coi đó không hề vất vả." GS Cẩn cũng cho biết, ngoài thời gian học tập rất nghiêm túc, Châu cũng thường tham gia vào một số hoạt động thể thao. Đặc biệt, Châu rất thích đá bóng và thấy bạn bè bảo “ Châu đá cũng được phết”. Nói rồi GS Cẩn cười rất tươi. Câu chuyện của chúng tôi bất chợt bị dừng khi có một người họ hàng gọi điện tới khi mới biết được GS Châu mới về nước qua báo chí. GS Cẩn phải hẹn một dịp khác vào thời gian sau Đại hội Toán học thế giới vì hiện tại GS Châu cũng không có mặt ở nhà.
Sinh năm 1972 tại Hà Nội dưới mưa bom trải thảm, học tập trong những năm khó khăn sau chiến tranh, mặc dù vậy, Ngô Bảo Châu liên tiếp đoạt hai huy chương vàng Olympic Toán Quốc tế. 32 tuổi, anh trở thành giáo sư Đại học Paris-Nam và, sau đó, được công nhận là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học Hà Nội, vị giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Anh liên tiếp được tặng nhiều giải thưởng toán học quốc tế như Giải thưởng Nghiên cứu Clay ở Mỹ (2004), Giải thưởng Oberwolfach ở Đức (2007), Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp (2008)... Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton mời anh sang Mỹ làm việc dài hạn. 19/8/2010, GS Ngô Bảo Châu sẽ tham dự Đại hội Toán học Thế giới mới được tổ chức tại Ấn Độ, nhiều người đang hi vọng, Ngô Bảo Châu sẽ vinh danh Việt Nam bằng Huy chương Fields danh giá. |
Theo Phạm Thịnh
VTC news
VTC news