“Kịch bản” phá sản cho Bianfishco

Theo báo cáo của Tổ công tác về tình hình Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) thì số nợ của Công ty thủy sản Bình An đến thời điểm này là 1.560 tỷ đồng, tăng 261 tỷ đồng so với con số thống kê vào ngày 19/3.

Theo báo cáo của Tổ công tác về tình hình Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) thì số nợ của Công ty thủy sản Bình An đến thời điểm này là 1.560 tỷ đồng, tăng 261 tỷ đồng so với con số thống kê vào ngày 19/3.

Quang cảnh hoạt động bên ngoài tại Bianfishco.
Quang cảnh hoạt động bên ngoài tại Bianfishco.

Tình trạng nợ nần của Bianfishco không phải là cá biệt trong thời điểm hiện nay. Theo Ông Dương Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty CP Hùng Vương, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), hiện đến 80% doanh nghiệp cá tra giảm công suất chế biến, trong đó nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Riêng Cần Thơ, công suất của 12 nhà máy chế biến cá tra tối thiểu là 1.200 tấn/ngày nhưng hiện sản xuất chưa được 300 tấn/ngày. Cùng với sự đóng cửa của các nhà máy chế biến cá thì các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản cũng đóng cửa hàng loạt.

Ông Dương Ngọc Minh cũng thừa nhận có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn của ngành cá tra hiện nay, đó là mua cao bán thấp trong năm 2011 và ngân hàng siết chặt tín dụng đầu năm 2012. Các chuyên gia thủy sản đã đưa ra nhận định: Mối nguy hiểm lớn nhất đối với ngành cá tra hiện nay là khả năng đổ vỡ dây chuyền nếu như ngân hàng tiếp tục siết vốn vay đối với các doanh nghiệp.

Hiện nay doanh nghiệp thì nợ người dân, người dân nợ nhà máy thức ăn chăn nuôi... nợ đang trở thành một chuỗi dây chuyền nhưng không được giải quyết.

Trong khi đó, các ngân hàng thận trọng và đang có xu hướng siết vốn của các doanh nghiệp. Không có vốn vay, các doanh nghiệp sẽ không có tiền trả tiền mua cá cho người dân, người dân không có tiền trả cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và tiền tái đầu tư cho vụ mới.

Cũng theo ông Minh, trước đây khi doanh nghiệp có hợp đồng mua cá và nhập kho là ngân hàng cho vay, nhưng nay ngân hàng không cho vay nữa. Nhiều doanh nghiệp đến hạn thanh toán nhưng không có tiền phải đàm phán với người dân sẽ trả theo lãi ngân hàng trong những ngày trả chậm. Theo thống kê, đến thời điểm này chưa đến 5-10% doanh nghiệp thanh toán đúng hạn cho nông dân.

Lãi suất cao là nguyên nhân rất quan trọng nhưng không phải hoàn toàn quyết định đến việc khủng hoảng về nợ của Bianfishco trong thời gian qua mà đây là hệ quả của nhiều yếu tố như: Quản lý doanh nghiệp yếu kém, chạy theo lợi ích trước mắt, ít quan tâm đến phát triển thị trường lâu dài, năng lực cạnh tranh gần như không có.

Trong nền kinh tế thị trường, chuyện Bianfishco phá sản là chuyện bình thường, nhưng khi Bianfishco lâm vào tình trạng này, những tác động mà nó gây ra cho xã hội không phải là nhỏ. Trước hết, một lượng lớn những người lao động sẽ bị nợ lương, nghỉ việc. Doanh nghiệp thì nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, viễn thông, nước, nợ ngân hàng...

Giải pháp phá sản áp dụng cho Bianfishco có thể coi là sự thanh lọc nghiệt ngã và tất yếu diễn ra trên thương trường một khi doanh nghiệp không còn có sự lựa chọn nào khác. Nếu áp dụng giải pháp này, việc xử lý tài sản của Bianfishco đang thế chấp tại ngân hàng và quy trình xử lý nợ của Bianfishco được qui định thế nào?. Các chủ nợ có cần khởi kiện ra Tòa án hay không?.

Trước hết phải xác định Bianfishco đã "lâm vào tình trạng phá sản"?. Theo qui định tại Điều 3 Luật Phá sản 2004, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Khoản 2 Mục I Nghị Quyết số 03 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (NQ 3/2005/NQ-HĐTP) hướng dẫn thi hành một số qui định của Luật Phá sản giải thích: Doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau:

Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần  (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp; Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Yêu cầu của các chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp…).

Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật trên đây và tình hình tài chính thực tế có thể thấy rằng Bianfishco đã lâm vào tình trạng phá sản và yêu cầu phá sản chỉ còn phụ thuộc vào quyết định “dũng cảm” của chính Bianfishco hoặc chủ nợ nữa mà thôi.

VPLS L.N.

Đọc thêm