Chuyên gia lên tiếng bất bình về cách TP Đà Nẵng hành xử với doanh nghiệp

(PLVN) -Ngày 7/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex). Nếu những ý kiến "phản biện"  thực tế là ý kiến phản đối thiếu thuyết phục thì các chuyên gia độc lập lại cho thấy một sự thật khác.
PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên

Tham gia đánh giá ở góc nhìn độc lập, PGS.TS Trần Đình Thiên mở đầu bằng việc bày tỏ quan điểm với tất cả những ý kiến "phản biện" mà thực chất là các bài phản đối đã được viết sẵn.

“Nhiều khi cũng chỉ vì cách nhìn, với những từ ngữ nghe rất oai nhưng không đạt mục tiêu phát triển. Khi đọc báo chí, thông tin, tôi cũng phải lọc thông tin để phân biệt cái gì cần ghi nhận, cái gì cần  phản biện. Hôm nay, tôi tham gia hội nghị này để chia sẻ những ý kiến khách quan nhất có thể”, PGS.TS Thiên nói.

Ngay từ đầu, ông Trần Đình Thiên cho rằng, việc tổ chức chung một buổi nghe giải trình của cả hai dự án như vậy, ông thấy không ổn. Vì lịch sử của một dự án nó khác với lịch sử của 2 dự án (ý nói 2 đơn vị chủ đầu tư tham gia tại Hội nghị). Ông cũng cho rằng, mình nghĩ được mời đến tìm hiểu đánh giá về các dự án bất động sản ven sông, đánh giá chung chứ không phải chỉ nói về dự án Marina Complex.

Theo ông Trần Đình Thiên, phát triển phải đánh đổi, nhưng đánh đổi cần phải có tầm nhìn. Tâm lý hiện nay khá nặng nề với việc, lợi ích nhà đầu tư hưởng hết còn dân “chả được gì”. Nhưng nếu chỉ nhìn như vậy, sẽ khá nặng nề. Nếu UBND TP Đà Nẵng, Thành ủy  Đà Nẵng đưa ra sát đáng, việc dừng dự án sẽ mang lợi ích cho dân, thì phải trả lời được rằng, lợi ích này là gì. Trong trường hợp, sau phản biện không cho dự án triển khai nữa, sẽ ảnh hưởng đến người dân hay không. Lúc đó, câu nói nói vì dân thì vì như thế nào.

Ông Thiên lấy ví dụ, như phản biện của anh Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng là không đúng. Không nên quy lũ lụt trên đời này lôi đổ về hết cho một dự án sông Hàn.

“Bản thân tôi được mời đi phản biện thu hồi nhiều dự án ở các địa phương, thế nhưng, điểm nhận thấy, căn cứ thu hồi của chính quyền rất yếu. Dự án Marina Complex cũng vậy. Do đó, phải nhìn lợi ích theo nghĩa tổng thể, cục bộ. Chúng ta không dùng từ ngữ kêu cho to để đánh vào tâm lý xã hội con người. Bởi xã hội hiện nay luôn bất bình. Người ta che một mặt đi, chỉ để nêu lên một mặt theo ý chủ quan của chính mình”, ông Thiên nêu

Vì thế, ông Thiên mong muốn, mỗi địa phương cần có nhà đầu tư lớn để tạo chân dung cho mình và nên khen Đà Nẵng đã chọn được các nhà đầu tư lớn để đầu tư các dự án vừa qua. Về mặt pháp luật, một trong việc đưa ra phản biện là nghĩ ngay đến nó ảnh hưởng nhà đầu tư như thế nào, môi trường kinh doanh rủi ro ra sao. Lợi ích của nhà đầu tư cũng được tính đến đầu tiên chứ không  phải coi lợi ích của họ đối lập với dân. Không thể nói, họ đầu tư, họ chỉ giàu cho họ

Tương tự, GS.TS Lê Song Giang, ĐH Bách khoa TP. HCM cho rằng, việc có Dự án Marina Complex không phải là nguyên nhân làm ứ nước ở thượng nguồn. Vấn đề ở đây còn do điều tiết nước thủy điện. Cũng cần nhắc lên, để hình thành dự án, nhiều năm trước, Đà Nẵng đã tổ chức Cuộc thi thiết kế cảnh quan sông Hàn, với giải thưởng lên đến 1,7 tỉ. “Tôi nghĩ thế này, đã đã trao giải rồi (năm 2016), thành phố cần có thái độ rõ ràng thừa nhận xuyên suốt để chất xám của nhiều đơn vị, các kiến trúc sư đổ ra không thành công cốc hay chỉ mang tính nhất thời”, ông Giang ý kiến.

Về đánh giá dòng chảy ảnh hưởng hay không, ông Giang đã nêu, thực tế tại vị trí dự án Marina Complex, bờ kè vốn có thời pháp đã được nghiên cứu tính toán cho việc bồi lấp, đường đi của con nước. Nên ông cho rằng, không ảnh hưởng

Đối với vị trí chân cầu Thuận Phước, ông cũng đã có những thí nghiệm, lấy được hình ảnh trực quan, cho trích xuất kết quả theo từng lớp không gian 3 chiều. Ngoài ra, trong thí nghiệm của mình, ông áp dụng lũ của năm 1999 (lũ cao nhất) và so sánh với hiện trạng năm 2012, 2017. Tất cả cho thấy, sự tồn tại của Dự án, chân cầu Thuận Phước không thay đổi.

Đồng quan điểm với ông Giang, ông Huỳnh Vạn Thắng, nguyên Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng, chuyên gia hàng đầu về thủy lợi, người người nắm rất rõ quá trình hình thành tuyến đê, kè Mân Quang cũng như dự án Marina Complex cũng tham gia Hội nghị phản biện với tư cách khách mời đánh giá độc lập.

Ông Thắng nhấn mạnh, mình nằm trong thành phần đánh giá tác động và nghiên cứu rất kỹ dòng chảy sông Hàn. Việc có bờ kè gánh đến 2 mục đích: phát triển đô thị và bảo vệ đô thị phía trong.

Thậm chí dưới tác động hướng dòng, việc ảnh hưởng của dự án có thể nói quá nhỏ. Ngoài ra các yếu tố khác như vận tốc cũng thay đổi ko đáng đáng kể. Như vậy, khi không thay đổi, những ảnh hưởng nằm trong sau dòng chảy được đảm bảo và cần để nó phát triển.

Đọc thêm