Công bố Top 10 công ty dược uy tín năm 2019

(PLVN)Hôm nay, 16/12, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2019 cùng kết quả nghiên cứu về ngành Dược Việt Nam trong thời gian qua.
Công ty CP Dược Hậu Giang đứng đầu Top 10 công ty  Dược uy tín Việt Nam nă 2019 và là công ty có tần suất xuất hiện trên truyền thông nhiều nhất
Công ty CP Dược Hậu Giang đứng đầu Top 10 công ty Dược uy tín Việt Nam nă 2019 và là công ty có tần suất xuất hiện trên truyền thông nhiều nhất

Top 10 Công ty Dược uy tín được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát dược sỹ làm việc tại các hiệu thuốc, các chuyên gia trong ngành và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 11/2019 về quy mô vốn, thị trường, lao động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2020. 

Danh sách Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2019

 

Danh sách Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2019 

 

Kết quả nghiên cứu đáng chú ý nhất là trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

100% các chuyên gia nhận định ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó gần 80% chuyên gia cho rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục ổn định ở mức từ 10-15%. 

Nghiên cứu của Vietnam Report cũng chỉ ra một bất cập lớn của doanh nghiệp Dược là chưa thực hiện hoạt động truyền thông hiệu quả.

Theo dữ liệu phân tích truyền thông của Vietnam Report trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 đến hết tháng 11/2018, chỉ 12,6% số doanh nghiệp dược có tần suất xuất hiện tối thiểu 1 lần/tháng, chủ yếu là các doanh nghiệp Dược đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tỷ lệ thông tin được mã hóa trên truyền thông của các doanh nghiệp Dược tại Việt Nam từ tháng 10/2018 đến hết tháng 10/2019
Tỷ lệ thông tin được mã hóa trên truyền thông của các doanh nghiệp Dược tại Việt Nam từ tháng 10/2018 đến hết tháng 10/2019 

Xét về độ bao phủ thông tin (phân theo 24 nhóm chủ đề), Tài chính/ Kết quả kinh doanh và Cổ phiếu là 2 nhóm chủ đề được đề cập đến nhiều nhất, chiếm hơn 48,6% số lượng thông tin được mã hóa. Về chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực, chỉ 23% số doanh nghiệp đạt được tỷ lệ an toàn 10%. 

“Số liệu trên đây cho thấy mặc dù đã ý thức được vai trò của truyền thông, nhưng hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp Dược thực tế còn rất hạn chế. Là một ngành nhạy cảm liên quan đến sức khỏe, y tế, để người dân có thể hiểu đúng về dược phẩm, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp nên đầu tư hơn về mặt truyền thông, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như hiện nay", Chuyên gia Vietnam Report nhận định.

Thực trạng ngành Dược Việt Nam 

Theo thống kê của BMI Research, năm 2018, quy mô thị trường ngành Dược Việt Nam đạt giá trị 5,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước, điều này đã giúp Việt Nam trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á, là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành Dược cao nhất. Tuy ngành Dược trong nước đã tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tình hình sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu. Năm 2018, chi nhập khẩu dược phẩm của nước ta đạt 2.791 tỷ USD; tính đến 15/9/2019, kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam là 2.144 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương con số tăng thêm khoảng 200 triệu USD. 

Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược tính đến ngày 16/05/2019, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng, và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền). 

Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối qua đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện (kênh ETC) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC), trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc. 

Đọc thêm