Đi săn “gà chín cựa” truyền thuyết trên đất Tổ

(PLO) - Tương truyền, “gà chín cựa” từng là vật thách cưới của Vua Hùng với hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh. Ngày nay, cứ vào dịp Tết cổ truyền, người dân Việt Nam đều cố gắng có một con “gà chín cựa” đẹp bày lên mâm cúng tổ tiên và mâm lễ gia đình mong một năm mới làm ăn gặp nhiều may mắn...
"Gà chín cựa" được người dân nuôi thả trong rừng quốc gia Xuân Sơn. Ảnh: Xuân Hồng.
"Gà chín cựa" được người dân nuôi thả trong rừng quốc gia Xuân Sơn. Ảnh: Xuân Hồng.

Gà tiến Vua

Bản Cỏi nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ). Con đường xuyên rừng, uốn lượn như dải lụa mềm nối bản Cỏi với trung tâm xã có khoảng 60 hộ dân, với khoảng 350 nhân khẩu đang sinh sống. Thời tiết se lạnh, nhâm nhi chén trà nóng cùng ông Bàn Văn Hoàng người dân tộc Dao, biết chúng tôi muốn tìm hiểu vì sao “gà chín cựa” người dưới xuôi săn lùng mua bằng được vào mỗi dịp tết đến!?.

Ông Bàn Văn Hoàng dân tộc Dao kể về "gà chín cựa" với phóng viên. Ảnh: Ảnh: Xuân Hồng.
Ông Bàn Văn Hoàng dân tộc Dao kể về "gà chín cựa" với phóng viên. Ảnh: Ảnh: Xuân Hồng.

Ông kể, ông tôi kể lại bà con thấy một con gà rừng khá lạ. Lông nó màu trắng toát, tiếng gáy gần giống gà trống chuồng nhưng bay như chim. Đặc biệt, chân giống gà này có nhiều cựa, nằm chen chúc trên khẩu chân ngắn chạy theo cựa sừng. Sau đó, con gà rừng đạp với gà mái nhà sau vườn và ấp trứng nở ra giống gà nhiều cựa, tưởng lứa gà đột biến gì đó nhưng lạ thay, lứa nào cũng thế, con nào cũng vậy. Tuy chúng ăn khỏe nhưng lớn rất chậm, con nào, con nấy lớn đến khoảng 1,8kg là dừng lại. 

Giống gà này mắt sáng quắc, màu đỏ như màu cờ, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất oai phong. Đặc biệt, cặp đôi chân thì to, chắc mọc đều 4-5 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Khi đủ lông, đủ cánh chúng bay như chim, bởi chân ngắn và sải cánh rộng. Con gà nào lớn lên là chúng bay tuốt vào rừng thỉnh thoảng mới nhìn thấy chúng.

Đàn "gà chín cựa" được nuôi thả trong rừng Xuân Sơn. Ảnh: Xuân Hồng.
Đàn "gà chín cựa" được nuôi thả trong rừng Xuân Sơn. Ảnh: Xuân Hồng.

Kể đến đây, ông Hoàng cứ ngẩn ngơ tiếc, không hiểu chuyện gì xảy ra. Rồi ông tính đến chuyện nuôi nhốt chúng. Ông nuôi theo kiểu công nghiệp, quây chuồng và cho ăn theo bữa. Thế nhưng được dăm bữa nửa tháng, đàn gà của ông cứ lần lượt lăn ra chết như là chết dịch. Suy đi tính lại, ông tính chuyện lập trang trại vì ông hiểu giống gà này lai gà rừng thì phải nuôi bán tự nhiên, sáng cho nó bay đi kiếm ăn, tối nó về. 

Ông lập ra hẳn một trang trại nuôi gà chín cựa theo cách riêng của mình. Theo cách đấy, số gà nhiều cựa thu hoạch mỗi lứa gà có giá từ 350-450 ngàn đồng/1kg, con nào có cựa nhiều thì đắt hơn. Năm 2015 gia đình ông nuôi khoảng 200-300 con trừ chi phí đi cũng thu lãi khoảng 50 triệu tiền bán gà.

Gà chín cựa con được nhân giống thành công. Ảnh: Xuân Hồng.
Gà chín cựa con được nhân giống thành công. Ảnh: Xuân Hồng.

Ông Hoàng kể tiếp, từ xưa đến nay gà chỉ có 6 đến 8 cựa, còn gà chín cựa vô cùng hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhà nào sở hữu “gà chín cựa” để cúng tổ tiên thì coi như cả năm làm ăn gặp nhiều may mắn. Bởi thế, người dưới xuôi lên đây săn tìm “gà chín cựa” để đem biếu rất ráo riết. Họ sẵn sàng trả giá cao để mua được con gà có chín cựa.

Hiện nay, loại gà chín cựa này được cho là vua của các loại gà lại hiện hữu trong cuộc sống. Thịt gà không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, mà nó còn mang ý nghĩa may mắn và sung túc cho gia đình nào sở hữu và thưởng thức gà chín cựa vào bữa cơm đầu năm. Song, để có thể sở hữu được “vua gà” này không phải là một điều đơn giản.

Bảo tồn, gen quý hiếm

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyên Khắc Khôi, nguyên Chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ cho biết, “gà chín cựa” được ghi trong truyền thuyết từ thời đại Hùng Vương; trải qua mấy ngàn năm lịch sử, giống gà này vẫn tồn tại. Do đó, chúng ta phải có chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm của giống gà nhiều cựa này.

"Gà chín cựa" được được bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Ảnh: Xuân Hồng
"Gà chín cựa" được được bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Ảnh: Xuân Hồng

Trao đổi với ông Hà Đức Minh, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn chia sẻ, trên địa bàn tiếp tục nhân rộng, chăn nuôi gà chín cựa, xã chủ trương tuyên truyền đưa vào nuôi bảo tồn, phát huy gen giống gà này. Hiện tại, xã đã nhân rộng nuôi ra tất cả các hộ gia đình. Một số hộ nuôi theo mô hình trang trại, số lượng nhiều thì tổ chức tập huấn cho bà con nhân dân cách phòng chống phòng bệnh cho gà, tuyên truyền bà con nhân dân cách nuôi, bảo tồn giống gen của gà.

Ông Hà Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn chia sẻ với phóng viên về bảo tồn và nhân giống gà quý hiếm. Ảnh: Xuân Hồng.
Ông Hà Đức Minh - Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn chia sẻ với phóng viên về bảo tồn và nhân giống gà quý hiếm. Ảnh: Xuân Hồng.

“Xã thực hiện các chương trình của huyện về phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo chương trình 135, chương trình 30A, hỗ trợ các hộ dân nuôi gà chín cựa. Tổ chức họp dân, lựa chọn các hộ có nhu cầu, tiêu chuẩn phân bổ nguồn vốn thực hiện nuôi gà chín cựa theo mô hình thí điểm, nhân rộng trên toàn địa bàn xã”.- ông minh cho biết thêm.

Đến nay, có hộ dân nuôi được con gà mỗi bên được 4 cựa, hai bên 8 cựa. Có con gà trống trưởng thành có thêm cựa nữa, tính vào 9 cựa.

Ngoài giá trị kinh tế thì gà chín cựa là giống gà quý có từ thời xa xưa và với việc nuôi như này, tôi mong muốn góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần.

Đọc thêm