Hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Sắp xếp các dự án ưu tiên, mang tính liên kết vùng

(PLVN) - Ngày 6/5, tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã diễn ra Hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam (gồm 8 tỉnh, thành: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN

Các ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, địa phương được Thủ tướng cùng Bộ, ngành ghi nhận, tiếp thu để có phương hướng giải quyết khó khăn, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế Vùng. 

Còn thiếu sản phẩm có hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, trong quý I/2019, Vùng tiếp tục là nơi có mức tăng trưởng khá, thu hút đầu tư FDI nhiều so với các vùng khác.

Tuy nhiên, Vùng vẫn còn tồn tại một số khó khăn như tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại; công nghiệp chưa có những sản phẩm mới có hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao. Có 35 sản phẩm chủ yếu của Vùng thì 28 sản phẩm truyền thống, giá trị gia tăng thấp, tỉ lệ gia công còn cao. Vùng còn nhập siêu, doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhưng quy mô vốn đăng ký thấp...

Đại diện các tỉnh khác trong vùng KTTĐ phía Nam cũng kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông, chính sách để kết nối vùng. “Chính phủ phê duyệt quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng để hợp tác phát triển kinh tế, ưu tiên nguồn vốn ngân sách, ODA để xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, phát triển logistics, xây dựng quy hoạch sử dụng đất toàn vùng”, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đề xuất. 

Về phần các doanh nghiệp, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Công ty Amata VN PLC (doanh nghiệp lớn chuyên đầu tư phát triển khu công nghiệp) cho rằng, hiện nay tập đoàn này đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng hiện làm rất chậm và phức tạp, điều này khiến Amata đánh mất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

Còn ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC (Bình Dương) kiến nghị phải có cơ chế phát huy nguồn lực doanh nghiệp để xây dựng hạ tầng cho vùng kinh tế trọng điểm này, trong đó tiên quyết là hệ thống giao thông logistics gắn với phát triển công nghiệp - đô thị. Bởi thực tế hiện nay chi phí logictic tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều nước phát triển trên thế giới.

Phải có hành động tập thể là liên kết vùng

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trong bối cảnh chung hiện nay, vùng KTTĐ phía Nam cũng đang đối mặt với rủi ro suy giảm.

Chiều qua (6/5), nhân chuyến công tác tại Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bệnh viện có hình thức hợp tác công - tư (PPP) đầu tiên trong cả nước.

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được khởi công xây dựng năm từ năm 2008, chính thức khánh thành đi vào hoạt động từ năm 2015.

Việc khánh thành và đưa vào hoạt động bệnh viện giúp nâng cao năng lực phục vụ người dân, xóa tình trạng quá tải, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ y tế chất lượng cao trên địa bàn tỉnh và khu vực.

Đây cũng là bệnh viện được xây dựng và vận hành theo mô hình hợp tác công tư – PPP. Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện việc hợp tác công - tư trong việc hiện đại hóa ngành Y tế phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Đức Tuân

Phó Thủ tướng yêu cầu Vùng duy trì vai trò đầu tàu tăng trưởng, nhất là bảo đảm tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn. Để làm được yêu cầu này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Sự cố gắng của từng địa phương trong Vùng không đủ. Phải có hành động tập thể là liên kết vùng”. 

Phó Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ sẽ phải bảo đảm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng có chất lượng, nhất là quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung quy hoạch chi tiết liên kết về giao thông vận tải, không dựa trên lợi thế của từng địa phương mà dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương để tạo điều kiện cho Vùng phát triển. 

“Qua thực tiễn khảo sát ở các địa phương, tỉnh Đồng Nai “sốt ruột” muốn đầu tư kết nối hạ tầng với TP HCM nhưng TP HCM thì thấy bình thường. Tỉnh Bình Dương lại “sốt ruột” muốn kết nối với Đồng Nai nhưng Đồng Nai thấy chưa quan trọng”, Phó Thủ tướng dẫn thực tế bất cập trong đầu tư hạ tầng Vùng và yêu cầu Hội đồng Vùng phải “ngồi lại” sắp xếp thành danh mục các dự án ưu tiên, mang tính liên kết vùng.

Trên cơ sở danh mục này, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ bố trí vốn dự phòng của đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và bổ sung nguồn trong giai đoạn đầu tư công sắp tới để đầu tư. 

Song song với ổn định kinh tế vĩ mô, để thúc đẩy tăng trưởng, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương sớm lập danh mục đầu tư công, danh mục các dự án công-tư (PPP), danh mục dự án đầu tư của tư nhân trong tổng thể mối liên kết vùng và các địa phương lân cận, đồng thời gắn trách nhiệm cá nhân lãnh đạo các địa phương để đôn đốc thức hiện như dự án sân bay Long Thành, cao tốc phía nam... 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

“Liên kết vùng không được mang tính chủ quan, áp đặt”

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Vùng KTTĐ phía Nam có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, trước hết là về GDP. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy Vùng hội tụ phát triển đầy đủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhất là phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ cao cấp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm dịch vụ, nhất là dịch vụ logistics, vận tải với hạ tầng được tập trung xây dựng tương đối đồng bộ hơn các vùng khác. 

Đặc biệt TP HCM, hạt nhân của Vùng và một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu có sự tăng trưởng ổn định thời gian qua. Vùng KTTĐ phía Nam là vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất cả nước, nhất là liên kết được mạng lưới các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Theo Thủ tướng, đây là vùng duy nhất của cả nước hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế cho phát triển công nghiệp, dịch vụ để có thể tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững. 

Thủ tướng nêu rõ, muốn vùng KTTĐ phía Nam phát triển nhanh, bền vững, là đầu tàu kinh tế của cả nước, thì phải thống nhất quan điểm phát triển vùng là phát triển mang tính hữu cơ, liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng thành một hệ thống thống nhất, không được mang tính chủ quan, áp đặt, hay là con số cộng của sự phát triển các tỉnh, thành phố thuộc Vùng. Phải có cơ chế điều phối hoạt động của Vùng đủ mạnh, không bị ràng buộc, hay chia cắt bởi địa giới hành chính.

Cho biết bối cảnh tình hình năm nay có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh, vùng cần nỗ lực hơn nữa. Bên cạnh kinh tế, các vấn đề xã hội cũng cần được quan tâm xử lý. 

Đọc thêm