Khép lại 'bản trường ca' chinh phục sông Đà

(PLO) -Dòng Sông Đà hung hãn và dữ dằn thuở nào giờ chỉ còn lại trong ký ức của nhiều người dân đồng bằng Bắc Bộ khi lũ về. Bởi từ Thủy điện Hòa Bình, đến Thủy điện Sơn La và khép lại là Thủy điện Lai Châu - 3 bậc thang thủy điện chính, với dung tích phòng lũ  lớn đã và sẽ đem lại bình yên, trù phú cho hạ du và nguồn năng lượng quý giá cho đất nước.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cắt được hơn 100 cơn lũ có đỉnh từ 5000 m3/s trở lên trong những năm qua.
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cắt được hơn 100 cơn lũ có đỉnh từ 5000 m3/s trở lên trong những năm qua.

Nguồn cung điện lớn nhất nước

Sông Đà có chiều dài khoảng 980 km là phụ lưu lớn nhất thuộc hệ thống sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn, Vân Nam, Trung Quốc đổ vào nước ta tại địa phận huyện Mường Tè, Lai Châu, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 4 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và kết thúc tại ngã ba Trung Hà (Phú Thọ) để nhập về sông Hồng.

Với 3 bậc thang thủy điện lớn được thiết kế gồm Nhà máy thủy điện (NMTĐ): Hòa Bình (công suất 1.920 MW), Sơn La (2.400 MW) và Lai Châu (1.200 MW), cùng với các phụ lưu khác đã xây dựng Nhà máy Thủy điện Huội Quảng (công suất 520 MW) và Bản Chát (công suất 180 MW).

Sông Đà giờ đây trở thành nguồn cung cấp thủy điện lớn nhất cả nước, lên tới trên 6.000 MW, hàng năm cung cấp 25 tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia. Đây thực sự là kho “vàng trắng” có khả năng tái tạo mà thiên nhiên đã ưu đãi cho nước ta.

Đội ngũ làm thủy điện Việt Nam đã trưởng thành

“Theo cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Phụng Nê, niềm tự hào lớn nhất của Thủy điện Sơn La không chỉ vì lớn nhất Đông Nam Á mà còn là kỳ tích thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam.

Toàn bộ công tác khảo sát, thiết kế và thi công đều được thực hiện bởi kỹ sư và công nhân của 13 nhà thầu thành viên do Tổng công ty sông Đà làm tổng thầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.” 

Anh hùng Lao động Thái Phụng Nê - nguyên Phó Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Thủy điện Sơn La - Lai Châu, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng, người đã trực tiếp tham gia xây dựng cũng như chỉ đạo tại 3 công trình thủy điện lớn nói trên cho biết:

“Thủy điện Hòa Bình sau 15 năm xây dựng, với sự góp sức của hơn 40.000 công nhân lao động và gần 1.000 chuyên gia Nga giúp đỡ tận tình, ngày 20/12/1994, công trình với 8 tổ máy, tổng công suất 1.920 MW được xây dựng ở bậc thang dưới cùng trên lưu vực sông Đà hoàn thành và cung cấp một lượng điện lớn cho đất nước.

Tính đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trên 200 tỷ kWh điện, đồng thời cắt được trên 100 cơn lũ có đỉnh từ 5000 m3/s trở lên, giúp đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội được an toàn.”.

Mười một năm sau khi hoàn thành Thủy điện Hòa Bình, công trình Thủy điện Sơn La có tổng công suất 2.400 MW với 6 tổ máy được khởi công vào ngày 2/12/2005 và 7 năm sau, ngày 23/12/2012 công trình được khánh thành - đánh dấu công cuộc chinh phục bậc thang thứ 2 của dòng chính sông Đà hoàn thành. 

Theo cựu Bộ trưởng Thái Phụng Nê, niềm tự hào lớn nhất của Thủy điện Sơn La không chỉ vì lớn nhất Đông Nam Á mà còn là kỳ tích thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ làm thủy điện Việt Nam. Toàn bộ công tác khảo sát, thiết kế và thi công đều được thực hiện bởi kỹ sư và công nhân của 13 nhà thầu thành viên do Tổng công ty sông Đà làm tổng thầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. 

Điểm nổi bật nhất của Thủy điện Sơn La là rút ngắn thời gian thi công tới 3  năm, tiết kiệm cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Tính đến nay, công trình này đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 50 tỷ kWh.

Hoàn thành Thủy điện Lai Châu là hoàn thành ước mơ chinh phục sông Đà.
Hoàn thành Thủy điện Lai Châu là hoàn thành ước mơ chinh phục sông Đà.

Gian nan trị thủy trên sông Đà

Và giờ đây, công trình Thủy điện Lai Châu, bậc thang trên cùng của dòng  sông Đà với biết bao xa xôi, vất vả cũng đã được những người thợ thủy điện Việt Nam chinh phục. Nhớ lại những ngày đầu có mặt trên công trình xây dựng Thủy điện Lai Châu, ông Phạm Hồng Phương - Giám đốc Ban Quản lý dự án NMTĐ Sơn La – Lai Châu (Ban A Sơn La) tâm sự:

“Bước lên vùng đất Nậm Nhùn (Lai Châu) làm thủy điện là vô cùng khó khăn. Sóng điện thoại không có, đường sá đi lại rất hiểm trở, phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ mới đi hết quãng đường vài chục km từ thị xã Mường Lay (Điện Biên) tới công trường.

Nhưng ngay khi khởi công công trình - ngày 5/1/2011, hàng ngàn kỹ sư, công nhân, người lao động đã bắt tay ngay vào công việc mặc cho thời tiết, điều kiện ăn, ở khắc nghiệt. Anh em chúng tôi đã cùng miệt mài bám máy, bám công trường, thi công 3 ca liên tục để đưa dự án “cán đích” trước 1 năm. Đến nay, với 3 tổ máy vận hành, Nhà máy đã đóng góp cho đất nước 3,8 tỷ kWh điện.”  

Theo đánh giá của EVN, Thủy điện Lai Châu phát điện sớm hơn so với yêu cầu và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, tổ máy số 1, số 2 của Nhà máy phát điện kịp thời vào tháng 12/2015 và tháng 6/2016 có ý nghĩa rất quan trọng, cung cấp sản lượng điện lớn để bù đắp phần thiếu hụt do các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên khô kiệt vì hạn hán.

Việc công trình hoàn thành sớm 1 năm sẽ giúp cung cấp thêm khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng này nhân với giá thành điện cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ làm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, đối với những người làm thủy điện Việt Nam, ý nghĩa lớn nhất của việc hoàn thành NMTĐ Lai Châu là hoàn thành trị thủy, khai thác tiềm năng thủy điện của sông Đà cũng như góp phần điều tiết mực nước, ngăn lũ mùa mưa, cấp nước mùa khô, duy trì dòng chảy đảm bảo giao thông thủy, góp phần tạo động lực cho Tây Bắc xa xôi chuyển mình, tiến gần miền xuôi hơn”, ông Phương nói.

“Cán đích” sớm 1 năm, lợi 7.000 tỷ đồng

“Theo đánh giá của EVN, Thủy điện Lai Châu phát điện sớm hơn so với yêu cầu và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đặc biệt, tổ máy số 1, số 2 của Nhà máy phát điện kịp thời vào tháng 12/2015 và tháng 6/2016 có ý nghĩa rất quan trọng, cung cấp sản lượng điện lớn để bù đắp phần thiếu hụt do các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên khô kiệt vì hạn hán.

Việc công trình hoàn thành sớm 1 năm sẽ giúp cung cấp thêm khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng này nhân với giá thành điện cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ làm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng.”

Đọc thêm