Mức thưởng Tết năm nay thấp hơn năm trước

(PLO) - Năm 2016 bên cạnh những thuận lợi kinh tế vĩ mô, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp... thì cũng có những khó khăn như mức tăng trưởng đạt. 6,21% (thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra), sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) vẫn còn khó khăn (cả năm có 60.667 DN  tạm ngừng hoạt động, 12.478 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 31,8 so với năm 2015)… ảnh hưởng đến tiền lương, thu nhập của người lao động.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mặt khác, năm 2016 Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong các doanh  nghiệp từ ngày 1/1/2016 theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng góp phần bảo đảm tiền lương thu nhập người lao động. 

Cụ thể, Bộ LĐ-TB& đã thực hiện điều tra tình hình lao động, tiền lương của 2000 doanh nghiệp tại 18 tỉnh thành phố trọng điểm của cả nước năm 2016 kết quả cho thấy tiền lương thu nhập có xu thế ổn định và tăng so với năm ngoái. Đơn cử, tiền lương bình quân năm 2016 là 5,71 triệu tăng 7,5% so với năm 2015, trong đó DNNN tăng 1,85% công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước tăng 2,56%, DN dân doanh tăng 10,06%, doang nghiệp FDI tăng 8,58%. Lương tăng nên thu nhập bình quân cũng tăng, ước tính năm 2016 tăng 5,4 so với năm 2015, trong đó thu nhập bình quân trong khối DN dân doanh tăng cao nhất 7,86%, công ty cổ phần có vốn góp Nhà nước tăng thấp nhất 0,15%.

Bên cạnh tình hình tiền lương, vấn đề thưởng Tết năm 2017 cũng được quan tâm đặc biệt trong buổi họp báo “Thông tin kết quả công tác lao động, người có công và xã hội năm 2016” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm qua-9/1. Thống kê trên báo cáo của 63 tỉnh thành bao gồm 23.495 DN và 3,72 triệu người lao động cho thấy 70% số doanh nghiệp có phương án thưởng Tết Dương lịch cho người lao động với mức thưởng bình quân 1,253 triệu đồng/người tăng 6,2% so với năm 2016. Mức thưởng cao nhất (ở TP HCM) là 1 tỷ đồng, thấp nhất (tại DN FDI ở Thanh Hoá) là 30 nghìn đồng.

Trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, theo Bộ LĐ-TB&XH có 83,5% số DN có báo cáo phương án thưởng Tết cho người lao động. Mức thưởng bình quân khoảng 1 tháng lương (khoảng 4,9 triệu đồng/người) bằng 96% so với năm 2016 (5,1 triệu đồng/người). Người có mức thưởng cao nhất là ở DN dân doanh ở TP HCM với mức 1 tỷ đồng (năm ngoái “kỷ lục” này thuộc doanh nghiệp FDI ở Hải Dương với mức thưởng 624 triệu đồng. Mức thưởng Tết thấp nhất năm nay là 50 nghìn đồng người (tại DN dân doanh Bến Tre, tại DN FDI các tỉnh Thái Bình, Tây Ninh, Hải Dương). Năm ngoái mức này là 40 nghìn đồng/ người

Trả lời các câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo, ông Tống Văn Lai – Phó Cục trưởng Cục Tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH cho biết không thể bắt buộc DN chỉ thưởng Tết cho người lao động bằng tiền mặt chứ không dùng sản phẩm, vì luật pháp không có cụ thể về vấn đề này. Theo ông Lai, số liệu tiền thưởng Tết năm nay đã phản ánh sát bối cảnh thị trường lao động trong năm. “Tuy mức thưởng Tết Nguyên đán năm nay thấp hơn năm trước, chỉ đạt 96%, nhưng sự chênh lệch cao nhất thấp nhất không phản ánh đầy đủ thực tế mà cần phải nhìn vào con số thưởng bình quân” – ông Lai nhấn mạnh. Được biết, mặc dù Bộ 

LĐ-TB&XH đã có công văn yêu cầu báo cáo từ tháng 11 năm ngoái nhưng đến nay cũng chỉ có 83,5% DN báo cáo. Theo ông Lai, số DN còn lại phần chưa có kế hoạch thưởng Tết (tại thời điểm Bộ yêu cầu báo cáo), phần cho biết không có kế hoạch thưởng Tết vì kinh doanh khó khăn, nên chỉ có thể đảm bảo lương cho người lao động. 

Đọc thêm