Tháo gỡ vướng mắc ĐKKD vận tải ô tô: Cần mạnh dạn thay hẳn “cái áo” đã quá chật

(PLO) - Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan chia sẻ rằng đã lâu bà không nghiên cứu sâu về luật pháp nhưng khi tiếp cận Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Nghị định 86) về kinh doanh và điều kiện kinh doanh (ĐKKD) vận tải bằng xe ô tô bà đã giật mình vì đã 4 năm rồi tư duy làm luật vẫn không thay đổi…
Ảnh minh họa: Dự thảo cũng không đề cập đến ĐKKD của Grab, Uber…
Ảnh minh họa: Dự thảo cũng không đề cập đến ĐKKD của Grab, Uber…

Người tiêu dùng ở đâu?

Tại Hội thảo “Điều kiện kinh doanh vận tải ô tô: vấn đề và kiến nghị” do Viện nghiên Cứu quản lý kinh tế TW (CIEM) phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức sáng nay ( 23/1), TS Nguyễn Đình Cung cho biết, trong đợt rà soát ĐKKD năm 2000- 2003, nhiều ĐKKD đã bị bãi bỏ trong đó có ĐKKD vận tải, tuy nhiên do cách thức quản lý không thay đổi nên những ĐKKD đó lại được ban hành, đã ràng buộc quyền tự do kinh doanh, tăng chi phí của DN.

“Trong 2 năm gần đây, Chính phủ đã có Nghị quyết mới theo hướng cải cách thể chế, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh  cạnh tranh, trong đó bãi bỏ ½ ĐKKD trong tổng số khoảng 5.700 ĐKKD và Chính phủ rất quyết liệt thực hiện mục tiêu này…”- Ông Cung cho hay. 

Viện trường CIEM cũng cho biết, trong thời gian qua  nhiều Bộ, ngành đã chủ động rà soát, bãi bỉỏ, trình Chính phủ bải bỏ nhiều ĐKKD.

Hoan nghênh Bộ GTVT đã chuẩn bị và đưa ra Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 song chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho rằng  các tiếp cận xây dựng Nghị định vẫn theo tư duy cũ, thể hiện trong tờ trình chủ yếu nêu lên những bất cập về QLNN và trở ngại hoặc hạn chế đối với cơ quan QLNN mà ít đề cập đến những bất cập, trở ngại đối với DN, người dân, đặc biệt đối với DN và người dân sử dụng dịch vụ vận tải- tức là đối tượng phục vụ hay khách hàng/ người tiêu dùng của ngành vận tải.

“Thiếu quan tâm hay không ý thức được và tôn trọng vai trò, quyền lợi  của nhân vật thứ ba này, Nghị định sẽ khó bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa ba bên: Nhà nước; Bên cung cấp sản phẩm/ dịch vụ- Và người tiêu dùng” - Bà Lan khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, cho biết, quy định vận tải của các nước trên thế giới xây dựng trong những năm gần đây luôn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu và không hạn chế sự sáng tạo, cạnh tranh của người kinh doanh. 

Ông Hiếu cũng cho rằng tình trạng xe dù, bến cóc không phải lỗi của người kinh doanh và đề nghị có lẽ  cần sửa Luật Giao thông đường  bộ đã ban hành cách đây chục năm.

Vẫn làm khó doanh nghiệp

Dẫn một loạt những quy định rất vô lý còn được duy trì trong dự thảo (như: lái xe phải mang theo danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh; trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo tới Sở GTVT là nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô các thông tin của chuyến đi…); Hay những quy định theo cách cấm đoán (như DN kinh doanh vận tải theo hợp đồng, cung ứng kết nối hợp đồng vận tải điện tử, các hộ kịnh dooanh vận tải), trong khi bảo hộ cho một số loại hình khác (DN, hợp tác xã kinh doanh vận tải..), bà Phạm Chi Lam cho rằng điều này vừa phản cạnh tranh, vừa đi ngược lại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng đề xuất, dự thảo Nghị định cần thay đổi một số nội dung cho phù hợp. Chẳng hạn như Điều 9 quy định Giấy vận tải quy định đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe phải cấp và sử dụng Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa. Đây là quy định không cần thiết vì tất cả hàng hóa lưu thông trên đường đều phải có một hoặc nhiều loại giấy tờ khác nhau để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển. 

“Đó là trách nhiệm giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Mặt khác, thực tiễn hoạt động vận tải hàng hóa thường xảy ra là xe và lái xe không về trụ sở DN, thậm chí không về nơi đỗ xe tập trung của DN trong thời gian xe đang khai thác. Việc cấp Giấy vận tải cho từng chuyến hàng là không phù hợp. ..” - Ông Tiến phân tích.

Theo ông, quy định này làm tăng chi phí cho DN và không có ý nghĩa thực tiễn vì DN thường đối phó bằng việc ký khống nhiều Giấy vận tải cho lái xe sử dụng. “Ý nghĩa của quy định này trong thời gian qua chỉ là việc lái xe hay DN vận tải bị phạt nên tôi đề nghị bỏ quy định này” - Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng. đề nghị. 

Phó viện trưởng CIEM, ông Phan Đức Hiếu đề nghị, việc sửa Nghị định 86 cần tiếp cận theo tư duy mới, phải tách bạch giữa mục tiêu an toàn , kiếm soát an toán với kinh doanh vận tải, không thể đánh đồng việc nhiều xe gây tắc đường nên hạn chế số lượng xe; Đặc biệt, không được áp đặt phương thức kinh doanh mà mô hình kinh doanh là của xã hội, 

“Vấn đề của chúng ta hiện nay là đưa cái mới vào cái khung đã quá cũ. Cần phải mạnh dạn xóa bỏ “cái áo” đã chật để  xây dựng  khung pháp lý đồng bộ…”- Phó Viện trưởng CIEM đề nghị…

Đọc thêm