(ĐNĐT) - Đảng Dân chủ Kosovo (PDK) của Thủ tướng Prime Minister Hashim Thaci đã dẫn trước và có thể sẽ dành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên hôm 12-12 kể từ khi đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia.
|
Thủ tướng Hashim Thaci đã vươn lên dẫn trước trong cuộc bầu cử ngày 12-12. Ảnh: AP |
Theo ước lượng kết quả bầu cử, đảng PDK của ông Thaci giành được 31% số phiếu bầu. Đối thủ chính và là cựu đối tác trong liên minh của ông, đảng Liên đoàn Dân chủ Kosovo (LDK), về thứ hai với 25% số phiếu.
Nếu các kết quả bầu cử được xác nhận, bước tiếp theo của ông Thaci là vận động thêm sự ủng hộ từ các đảng thiểu số khác để thành lập một chính phủ.
Nhân tố mới - đảng Phong trào tự quyết của Albin Kurti về thứ ba với 16%.
Cả hai đảng dẫn đầu PDK và LDK đều theo đuổi việc Kosovo gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU) và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato), tiếp tục tư hữu hóa các công ty nhà nước và các cuộc đàm phán với Serbia, tuy nhiên không đưa ra nhiều hoạt động cụ thể cho các kế hoạch thúc đẩy một trong số những nền kinh tế nghèo nàn nhất châu Âu này.
Cả hai đảng dẫn đầu PDK và LDK đều theo đuổi việc Kosovo gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU) và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato), tiếp tục tư hữu hóa các công ty nhà nước và các cuộc đàm phán với Serbia, tuy nhiên không đưa ra nhiều hoạt động cụ thể cho các kế hoạch thúc đẩy một trong số những nền kinh tế nghèo nàn nhất châu Âu này.
EU cho biết cuộc bầu cử có ý nghĩa rất quan trọng với Kosovo, đang hy vọng và chờ đợi được gia nhập vào liên minh này.
Trong các chiến dịch vận động tranh cử, nạn tham nhũng và nền kinh tế trì trệ của Kosovo liên tục dẫn đầu danh sách những quan ngại của cử tri.
Số đông người Albani và một nhóm nhỏ người Serbia vẫn bị kỳ thị và xa lánh ở Kosovo. Thủ đô Belgrade của Serbia vẫn không công nhận nền độc lập của Kosovo và đa phần người Serbia tẩy chay các cuộc bầu cử.
Số người Serbia hiện nay chỉ chiếm khoảng 120.000 trong số 2 triệu người Kosovo. Phần lớn trong số họ sống trong các khu vực được bảo vệ bởi lực lượng gìn giữ hòa bình do Nato dẫn đầu, và tập trung ở miền bắc, giữa thành phố bị chia cắt Mitrovica và biên giới Serbia.
N.Lê (Theo BBC, Reuters)
Trong các chiến dịch vận động tranh cử, nạn tham nhũng và nền kinh tế trì trệ của Kosovo liên tục dẫn đầu danh sách những quan ngại của cử tri.
Số đông người Albani và một nhóm nhỏ người Serbia vẫn bị kỳ thị và xa lánh ở Kosovo. Thủ đô Belgrade của Serbia vẫn không công nhận nền độc lập của Kosovo và đa phần người Serbia tẩy chay các cuộc bầu cử.
Số người Serbia hiện nay chỉ chiếm khoảng 120.000 trong số 2 triệu người Kosovo. Phần lớn trong số họ sống trong các khu vực được bảo vệ bởi lực lượng gìn giữ hòa bình do Nato dẫn đầu, và tập trung ở miền bắc, giữa thành phố bị chia cắt Mitrovica và biên giới Serbia.
N.Lê (Theo BBC, Reuters)