Viện trưởng Viện KSND huyện Krông Pa khẳng định quyết định bắt tạm giam anh Kỳ đã được suy xét kỹ. Tuy nhiên, phía luật sư lại khẳng định: trong sự việc này anh Kỳ không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa.
>> Vợ kiện chồng, mẹ vợ kiện con rể tội hãm hiếp
Phía sau những lá đơn tố cáo.
Theo bà Phạm Thị Mít, Bí thư chi bộ Tổ dân phố 12, thị trấn Phú Túc: “Đám cưới giữa Phạm Mạnh Kỳ và Trần Thị Diễm Trinh đã diễn ra rất đầm ấm, bà con làng xóm, chính quyền địa phương và ngay cả bản thân tôi cũng đến dự chúc mừng hạnh phúc cho đôi trẻ. Kỳ là người chí thú làm ăn và luôn nhận được tình yêu thương của bà con xóm làng”.
Không thể nhìn đứa con của mình phải lâm cảnh tù tội, trước khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, hơn 1 tuần qua ông Phạm Chí Nghĩa đã viết đơn xin bảo lãnh cho Phạm Mạnh Kỳ. Mặc dù, con trai ông có việc làm ổn định, gia đình Kỳ - Trinh và cháu Quốc có hộ khẩu thường trú cụ thể nhưng vẫn không được cơ quan điều tra chấp nhận.
>> Vợ kiện chồng, mẹ vợ kiện con rể tội hãm hiếp
Phía sau những lá đơn tố cáo.
Theo bà Phạm Thị Mít, Bí thư chi bộ Tổ dân phố 12, thị trấn Phú Túc: “Đám cưới giữa Phạm Mạnh Kỳ và Trần Thị Diễm Trinh đã diễn ra rất đầm ấm, bà con làng xóm, chính quyền địa phương và ngay cả bản thân tôi cũng đến dự chúc mừng hạnh phúc cho đôi trẻ. Kỳ là người chí thú làm ăn và luôn nhận được tình yêu thương của bà con xóm làng”.
Không thể nhìn đứa con của mình phải lâm cảnh tù tội, trước khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, hơn 1 tuần qua ông Phạm Chí Nghĩa đã viết đơn xin bảo lãnh cho Phạm Mạnh Kỳ. Mặc dù, con trai ông có việc làm ổn định, gia đình Kỳ - Trinh và cháu Quốc có hộ khẩu thường trú cụ thể nhưng vẫn không được cơ quan điều tra chấp nhận.
|
Ông Đặng Vũ Khúc, Viện trưởng VKSND huyện Krông Pa trao đổi với PV |
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Vũ Khúc, Viện trưởng VKSND huyện Krông Pa cho biết: "Khi phê chuẩn lệnh bắt tạm giam Phạm Mạnh Kỳ, chúng tôi cũng suy xét rất kỹ. Mặc dù gần 10 năm chung sống như vợ chồng, mối quan hệ giữa Kỳ và Trinh được họ hàng, bà con làng xóm chấp nhận theo phong tục tập quán nhưng 2 người này vẫn chưa đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, khi có đơn của người bị hại là Trinh và bà Hạnh tố cáo hành vi giao cấu với trẻ em, hành hung phụ nữ, chúng tôi phải làm để giải quyết đúng quyền lợi của công dân”.
Về việc này, luật sư Lê Đình Quốc, Đoàn Luật sư tỉnh Gia Lai lại cho rằng: "Chị Trần Thị Diễm Trinh sinh ngày 02/12/1987, sinh cháu Phạm Mạnh Quốc vào ngày 19/9/2002, nghĩa là chị Trinh bắt đầu có thai từ tháng 12/2001, vào thời điểm này chị Trinh đang ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đây cũng là thời điểm mà anh Phạm Mạnh Kỳ có quan hệ tình dục với chị Trinh dẫn đến việc chị mang thai.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự năm 2000 thì anh Kỳ đã phạm tội giao cấu với trẻ em mặc dù nhận được sự đồng thuận của Trinh (giao cấu khi Trinh dưới 16 tuổi nhưng trên 13 tuổi). Bên cạnh đó, anh Kỳ quan hệ với chị Trinh làm chị Trinh có thai đã vi phạm điểm d, khoản 2, Điều 115 BLHS 2000 (tội giao cấu với trẻ em) nên khung hình phạt là 3-10 năm.
Tuy nhiên, từ thời điểm anh Kỳ phạm tội cuối năm 2001 cho đến khi gia đình chị Trinh, chị Trinh viết đơn tố giác anh Kỳ là tháng 8 năm 2010, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Phạm Mạnh Kỳ đã hết theo điểm a, khoản 2, Điều 23 BLHS 2000. Như vậy, trong sự việc này anh Kỳ không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa.
Như đã nói ở trên, khi anh Kỳ và chị Trinh quan hệ với nhau, giữa hai người đã có tình cảm yêu đương trai gái và khi quan hệ chị Trinh hoàn toàn tự nguyện, bản thân chị Trinh và gia đình chị Trinh cũng đồng tình ủng hộ việc 2 người đến với nhau, đã tổ chức đám cưới theo phong tục Việt Nam suốt gần 10 năm nay".
Chính vì vậy, luật sư Khúc cho rằng TAND huyện Krông Pa phải thụ lý vụ ly hôn giữa Kỳ và Trinh để tách bạch tài sản khi sống chung đã có cũng như trách nhiệm nuôi dưỡng con cái của 2 người.
"Con chỉ muốn sống với bố…"
Lời nói của Phạm Mạnh Quốc, con trai của đôi vợ chồng Phạm Mạnh Kỳ và Trịnh Thị Diễm Trinh như van xin khi gặp chúng tôi - trong vai người thân tìm đến Trường Tiểu học Phú Túc 1 thăm cháu.
|
"Cháu sợ lắm. Các chú ơi, cứu bố cháu với!” |
Một đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã sống hạnh phúc trong sự yêu thương đùm bọc của ông bà, bố mẹ suốt gần 10 năm trời nay trở nên u sầu khi biết bố đi tù chỉ vì đơn kiện của ông bà ngoại và mẹ. “Bố cháu có tội gì đâu mà bị kiện rồi còn bị người ta bắt vào trại hả chú? ” - câu hỏi vừa buông ra, cậu học sinh lớp 3 dáng người nhỏ thó đã òa lên khóc. Quốc cho biết, từ ngày bị mẹ Trinh bắt về ở với bà ngoại, Quốc thường xuyên bị đe nẹt, đánh đập vì vi phạm lệnh cấm không được về thăm ông bà nội dù hai nhà chỉ cách nhau vài chục mét. Trong suốt câu chuyện với phóng viên, Quốc không ngừng khóc vì nhớ cha: “Lúc nhớ bố Kỳ, Quốc không dám khóc to vì sợ bà ngoại và mẹ nghe thấy. Trước đây, ngày nào hai bố con cháu cũng ở với nhau. Mẹ thì cứ đi suốt. Cháu không muốn ở với mẹ và bà ngoại nhưng sợ bị đánh. Cháu muốn ba cháu về với cháu, cháu nhớ và thương ba nhiều lắm”. Cậu bé nhớ lại: “Hôm ấy là thứ 7, cháu đang học trên lớp thì mẹ và một người đàn ông tên Thập vào trường xin phép cho cháu nghỉ. Hai người dẫn cháu đến một quán nước. Tại đây, mẹ Trinh lấy điện thoại di động gọi cho bố Kỳ và dặn cháu nói với bố Kỳ là: Bố phải mang 10 triệu đồng xuống cho mẹ để mẹ trả nợ. Nếu không mang tiền xuống thì mẹ sẽ không cho con về ở với bố nữa đâu”. Chị Phạm Thị Bích Liên, em gái Phạm Mạnh Kỳ nói trong nước mắt: “Hôm đó, anh Kỳ chạy sang nhà tôi vay tiền nhưng chúng tôi lấy đâu ra số tiền lớn đó trong vài phút”.
Theo Yến Viễn
VTC news
VTC news